Nhu cầu kẽm của trẻ từ 1-3 tuổi theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng

Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Thiếu kẽm, nhiều chức năng thiết yếu sẽ không được duy trì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho con trong giai đoạn từ 1- 3 tuổi, cha mẹ cần biết nhu cầu kẽm của trẻ em và tình trạng sức khỏe cụ thể.

1. Vai trò của kẽm trong cơ thể là gì?

Kẽm là vi một chất dinh dưỡng quan trọng trong nhiều chức năng sinh học của cơ thể và cần thiết cho hoạt động hơn 300 loại enzym trong cơ thể con người.

  • Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào. Kẽm đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, sự phát triển của thai nhi, kẽm rất cần thiết cho tế bào đang trong quá trình phát triển nhanh. Kẽm cần thiết trong việc kích thích tăng trưởng chiều cao, cân nặng và sự phát triển xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Kẽm đóng vai trò trong chức năng sinh sản. Đối với nam giới, kẽm giúp duy trì số lượng và tính di động của tinh trùng, đồng thời duy trì mức độ bình thường của testosterone trong huyết thanh.
  • Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
  • Kẽm còn tham gia vào điều hoà vị giác và cảm giác ngon miệng.

2. Nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ từ 1 - 3 tuổi là bao nhiêu?

Nhu cầu kẽm được xác định dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý của trẻ và giá trị sinh học của kẽm có trong khẩu phần ăn. Cụ thể nhu cầu kẽm ở trẻ từ 1 - 3 tuổi như sau:

  • Với mức hấp thu tốt: 2.4 mg/ngày. Hấp thu tốt có nghĩa là giá trị sinh học kẽm tốt = 50% với khẩu phần có nhiều protein động vật hoặc cá.
  • Với mức hấp thu vừa: 4.1 mg/ngày. Hấp thu vừa có nghĩa là giá trị sinh học của kẽm trung bình = 30% trong khẩu phần ăn có vừa phải protein động vật hoặc cá.
  • Với mức hấp thu kém: 8.4 mg/ngày. Hấp thu kém có nghĩa là giá trị sinh học của kẽm thấp = 15% với khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá.

Như vậy trẻ cần bổ sung kẽm qua ăn uống hoặc các sản phẩm thay thế như thực phẩm chức năng, thuốc, vì chế độ ăn sẽ không cung cấp đủ kẽm cho trẻ.

Nhu cầu kẽm của trẻ
Nhu cầu kẽm của trẻ mỗi ngày là 2,4g

3. Bệnh lý liên quan đến kẽm

3. 1. Bệnh lý do thiếu kẽm

Thiếu kẽm ở người thường khá hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là không có. Bởi vì kẽm có liên quan đến nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, vì vậy các triệu chứng và hội chứng do thiếu kẽm mức độ nhẹ gây ra thường đa dạng và rất dễ thay đổi. Các triệu chứng và hội chứng cơ bản nhưng không đặc trưng của tình trạng thiếu kẽm bao gồm:

  • Chậm tăng trưởng
  • Rụng tóc
  • Tiêu chảy
  • Làm chậm sự trưởng thành sinh dục và mất khả năng sinh sản
  • Tổn thương da và mắt
  • Giảm ngon miệng

3. 2. Bệnh lý do thừa kẽm

Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy các tác động bất lợi từ việc tiêu thụ dư thừa kẽm từ thức ăn tự nhiên. Các tác động bất lợi có liên quan với việc bổ sung kẽm vào chế độ ăn trong thời gian dài gồm có ức chế hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol tỷ trọng cao (HDL) và giảm đồng. Các tác dụng phụ khác có thể gặp khi bổ sung kẽm dư thừa bao gồm:

  • Các tác động cấp: Bao gồm đau thượng vị, buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, chuột rút, đau đầu và tiêu chảy. Bổ sung kẽm với liều 225-450 mg được đánh giá là gây nôn. Các triệu chứng dạ dày ruột đã được báo cáo khi bổ sung kẽm với liều 50-150 mg/ngày.
  • Suy giảm chức năng miễn dịch: Khi sử dụng 300mg/ngày kẽm bổ sung 6 tuần có thể gây suy giảm chức năng miễn dịch.

4. Làm sao để đáp ứng nhu cầu kẽm trẻ em?

4. 1. Đa dạng hóa bữa ăn

  • Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng bao gồm cả kẽm. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là cách để phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ kẽm ở trẻ nhỏ bằng cách sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả. Bạn nên sử dụng các cách chế biến như nảy mầm (giá đỗ), lên men (dưa chua...) bởi vì các quá trình này làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm từ đó làm tăng hấp thu kẽm từ khẩu phần ăn.
  • Thúc đẩy, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: Các bà mẹ nên cho con bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú tới 24 tháng.
  • Bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu kẽm gồm: Các loại thức ăn từ động vật như hàu, cua bể, tôm, thịt bò, thịt, cá. Các loại thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm.
  • Bổ sung kẽm bằng đường uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Nhu cầu kẽm của trẻ
Đa dạng hóa bữa ăn có thể giúp đáp ứng được nhu cầu kẽm của trẻ

4.2. Phòng và điều trị các bệnh lý liên quan giúp hỗ trợ phòng chống thiếu kẽm

4.3. Dự phòng thiếu kẽm bằng cách uống bổ sung kẽm

Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng kẽm uống bổ sung để dự phòng thiếu kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm.

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: Nên bổ sung 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4 - 13 tuổi: Nên bổ sung 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Người lớn: Nên bổ sung 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Phụ nữ có thai cần được bổ sung từ 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Có thể dùng kẽm bổ sung theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, việc bổ sung kẽm cần thiết cho:

Tóm lại, ngoài việc bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày, cha mẹ cũng nên chủ động sử dụng các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan