Nhận diện và xử trí các cơn đau đầu ở trẻ nhỏ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau đầu ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Đau đầu ở trẻ em do nhiều nguyên nhân. Quan trọng nhất trong việc xử lý đau đầu ở trẻ em là tìm được nguyên nhân gây đau đầu và điều trị theo nguyên nhân.

1. Nguyên nhân gây đau đầu

Trẻ bị đau đầu có thể do nguyên nhân cấp tính đặc biệt trong trường hợp đau đầu dữ dội, đột ngột có thể là vấn đề nghiêm trọng ở hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. Các nguyên nhân gây đau đầu như:

Bệnh nhiễm trùng

  • Nguyên nhân thông thường nhất gây đau đầu do bệnh nhiễm trùngviêm họng, cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm tai giữa,.. Đau đầu thường xuất hiện đầu thời với các biểu hiện tại các cơ quan bị bệnh
  • Ngoài ra nguyên nhân nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng ở trẻ do nguyên nhân nhiễm trùng đó là các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não, áp xe não,.. thường đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn tri giác, sốt cao, nôn, cứng gáy,...

Chấn thương đầu

Các chấn thương vùng đầu cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ nhỏ cần khai thác kỹ tiền sử đau đầu. Nếu trẻ chưa nói được cần tìm kỹ các vết sưng và bầm tím gây đau đầu. Trường hợp ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu hãy đến khám tại cơ sở y tế phát hiện sớm khối máu tụ để điều trị kịp thời.

U não, vỡ mạch máu não.

Khối u não, vỡ mạch máu não là các nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ em gây đau đầu. Thường gây ra đau đầu mãn tính kèm các biểu hiện như cơn co giật chóng mặt, các vấn đề thị giác,..

Đau đầu do căng thẳng tâm lý.

Trẻ bị căng thẳng, lo lắng hay mất ngủ khi lo lắng cho kỳ thi, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Nghiêm trọng hơn nếu các căng thẳng lo lắng không được giải tỏa, trẻ dễ bị trầm cảm gây ra tình trạng đau đầu nghiêm trọng hơn.

Đau đầu do thức ăn.

Các thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây đau đầu. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, một chất có trong soda, sôcôla, cà phê và trà có thể gây đau đầu.

Các nguyên nhân khác gây đau đầu như:

Xem thêm: Khám đau đầu cho trẻ ở đâu?

Viêm tai giữa có gây thủng màng nhĩ không?
Trẻ bị đau đầu có thể do viêm tai giữa

2. Chẩn đoán đau đầu ở trẻ em

Chẩn đoán nguyên nhân đau đầu ở trẻ em dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Lâm sàng

  • Khai thác chi tiết cơn đau: thời gian, cường độ, hoàn cảnh xảy ra hoặc nguyên nhân đau.
  • Khám lâm sàng chú ý dấu hiệu màng não, vận động, phối hợp động tác, dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú và cảm giác.

Cận lâm sàng: Chỉ định dựa trên các triệu chứng lâm sàng

chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla
Chụp cộng hưởng từ cho có hình ảnh chi tiết hơn về não

3. Cách xử trí cơn đau đầu ở trẻ nhỏ

  • Nếu nghi ngờ đau đầu do nguyên nhân nhiễm trùng
    • Khi con bị đau đầu, cần kiểm tra nhiệt độ cho bé. Hạ sốt bằng chườm ấm, nới lỏng quần áo, nếu nhiệt độ trên 38,5 cần hạ sốt bằng paracetamol
    • Đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
  • Trường hợp đau đầu sau chấn thương có thể điều trị giống đau đầu mạn tính hay đau đầu do căng thẳng bằng các biện pháp như:
    • Đối với trẻ đau đầu do căng thẳng. Khuyến khích trẻ nằm xuống và thư giãn, gối đầu hơi cao. Giảm những căng thẳng trong học tập cho con, tâm sự với con giúp con giải tỏa mọi lo lắng và tìm cách khắc phục. Có thể đắp khăn ấm hoặc lạnh lên trán và hoặc cổ.
    • Thay đổi cách sống như uống đủ nước, giảm hoặc hạn chế cafe, tập thể dục, ăn và ngủ có giờ giấc, đều đặn, không hút thuốc.
    • Động viên trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và học tập ở trường. Rèn luyện thư giãn, yoga có ích trong điều trị nhức đầu mạn tính..
    • Trẻ bị nhức đầu do căng thẳng có thể điều trị với thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen.
    • Nếu nhức đầu không cải thiện với các thuốc giảm đau, cần khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh và được sử dụng liều nhỏ hàng ngày thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Đối với trẻ bị đau nửa đầu, điều cần thiết là giảm thiểu sự kích thích cảm giác như: Tắt đèn trong phòng, đóng rèm cửa, yêu cầu các thành viên trong gia đình không làm ồn. Có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Điều trị nhức đầu Migraine cần điều trị cắt cơn và điều trị phòng tái cơn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trường hợp đau nhiều có thể cắt cơn tại nhà bằng acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có các biểu hiện cấp tính như đau đầu dữ dội kèm theo ý thức lơ mơ, sốt cao, co giật, rối loạn ý thức,.. Đưa trẻ đến khám sớm trong trường hợp đau đầu kéo dài, mệt mỏi, gầy sút cân, nhìn mờ,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan