Nguyên nhân gây ứ mật ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Bài viết được viết bởi BS Bùi Thị Hằng - Bác sĩ Nhi - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục

Ứ mật ở trẻ sơ sinh thường được định nghĩa là tình trạng tăng bilirubin kết hợp xảy ra trong thời kỳ sơ sinh hoặc ngay sau đó (tức là trong vòng ba tháng đầu đời). Ứ mật là tình trạng giảm sự hình thành và / hoặc bài tiết mật, có thể do một số rối loạn gây ra, thường gặp nhất là mất đường mật.

Định nghĩa và phân loại

Ứ mật là sự suy giảm bài tiết mật, có thể gây ra bởi các khiếm khuyết trong sản xuất mật trong gan, vận chuyển mật qua màng, hoặc tắc nghẽn cơ học đối với dòng chảy của mật.

Xét nghiệm cho thấy các thành phần của mật trong huyết thanh (ví dụ: bilirubin, axit mật và / hoặc cholesterol) tăng. Tăng Bilirubin kết hợp là đặc điểm chủ yếu trong hầu hết các nguyên nhân gây ứ mật ở trẻ sơ sinh.

● Ứ mật ở trẻ sơ sinh - Thuật ngữ "Ứ mật ở trẻ sơ sinh" thường được sử dụng để chỉ bệnh gan ứ mật xuất hiện khi sinh và / hoặc phát triển trong vài tháng đầu đời, thay vì chỉ đúng giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu của đời sống).

Nguyên nhân gây ứ mật ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành các loại sau:

  • Gây tắc nghẽn (ví dụ: teo đường mật)
  • Nhiễm trùng (ví dụ: cytomegalovirus bẩm sinh)
  • Di truyền / chuyển hóa (ví dụ: hội chứng Alagille và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh)
  • Bệnh tự miễn (ví dụ: bệnh gan tự miễn dịch khi mang thai [GALD])
  • Nhiễm độc (ví dụ: bệnh gan liên quan đến suy chức năng ruột [IFALD] liên quan đến dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch)
  • Vô căn (viêm gan sơ sinh vô căn)
teo đường mật
Teo đường mật là một nguyên nhân gây ứ mật

Trong thực hành lâm sàng, những rối loạn này thường trở nên rõ ràng trong vòng hai tháng đầu đời, đây là giai đoạn quan trọng để xác định trẻ sơ sinh bị thiểu sản đường mật, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ứ mật ở nhóm tuổi này.

Teo đường mật phải được phân biệt kịp thời với các nguyên nhân gây ứ mật khác vì can thiệp phẫu thuật sớm (tức là trước hai tháng tuổi) sẽ mang lại tiên lượng tốt hơn. Hơn nữa, các nguyên nhân khác có thể điều trị được khác đòi hỏi chẩn đoán nhanh chóng để bắt đầu điều trị hiệu quả (ví dụ, bệnh tyrosin máu, glucose máu, suy giáp và các nguyên nhân nhiễm trùng).

Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ teo đường mật bẩm sinh, tiêu biểu là dấu hiệu vàng da trên 2 tuần, phụ huynh nên đưa con tới các bệnh viện lớn để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán và phẫu thuật sớm là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của việc điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Uptodate

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan