Nên dùng thuốc gì khi trẻ bị hăm tã?

Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Kim Dung - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hăm tã là tình trạng đỏ và viêm trên da được che phủ bởi lớp tã/bỉm. Hăm tã là vấn đề thường gặp trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ở độ tuổi 9 đến 12 tháng, tuy nhiên hăm tã có thể có ở bất kỳ độ tuổi khác của trẻ có mặc tã/bỉm.

1. Vì sao bé bị hăm tã ?

Lý do bé bị hăm tã:

Có thể do kích ứng, nhiễm khuẩn vi sinh từ nước tiểu và phân,... hoặc do dị ứng. Hăm tã thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy hoặc mới gần đây có dùng thuốc kháng sinh.

Da bị kích ứng: là da bị đỏ và nhiễm khuẩn, thường là do nước tiểu và phân trong lớp tã gây ra. Vị trí hăm thường dưới rốn, vùng bụng dưới, trên bắp đùi, vùng bộ phận sinh dục. Vết hăm có thể đỏ và đau, có thể bong tróc vảy và chảy nước.

Da nhiễm khuẩn (nấm Candida) thường ở các nếp gấp giữa đùi và da, nếp gấp giữa cơ quan sinh dục. Vị trí da nhiễm nấm thường có màu đỏ sẫm có hoặc không có mủ vàng, có đẩy dịch lỏng có thể vỡ bong ra.

Dị ứng da: Có thể do da nhạy cảm dị ứng với thành phần của tã/bỉm như chất nhuộm màu, chất bảo quản của tã/bỉm... Vết dị ứng gây hăm tã thường ngứa, đỏ, lớn và có vảy.

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị tiểu chảy rất dễ bị hăm tã

2. Điều trị thế nào khi bé bị hăm?

Thường trẻ bị hăm được chăm sóc và điều trị tại nhà. Khi tình trạng vị trí hăm của trẻ bị nặng hơn đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, có máu trong phân, da bị nhiễm khuẩn có mủ thì cần được đưa đến bệnh viện để khám chữa.

Nguyên tắc điều trị trẻ bị hăm tã tuân thủ nguyên tắc “ABCDE”

  • A – (air out the skin): Làm thoáng khi trên da bằng cách tháo bỏ bỉm/tã
  • B – (barrier): Sử dụng các loại mỡ, kem bôi bảo vệ da
  • C – (clean): Làm sạch da
  • D – (disposable diapers): Trong thời gian trẻ đang bị hăm tã, nên cân nhắc cho trẻ dùng loại tã dùng một lần thay vì dùng tã vải.
  • E – (educate): Học cách phòng tái phát hăm tã cho trẻ nhà mình.
Kem bôi
Sử dụng các loại mỡ nhằm bảo vệ bé khỏi hăm tã

3. Nên dùng thuốc gì khi trẻ bị hăm tã?

Các loại mỡ, kem bôi bảo vệ da cần được bôi mỗi lần thay tã. Các sản phẩm này thường có thành phần là kẽm oxide, petrolatum có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt. Ngoài ra, có thể có thêm các thành phần như lanolin, paraffin, dimethicone.

Các thành phần bột có chứa bột talc, bột ngô có thể chống ẩm cho trẻ nhưng không được khuyến cáo để điều trị hăm tã cho trẻ.

Các sản phẩm chống nấm có thể được kê đơn để điều trị cho trẻ hăm tã do nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn cho trẻ bôi 2-3 lần/ngày và có thể bôi dưới lớp mỡ kem bảo vệ da. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng có thể bác sĩ chỉ định cho dùng kem bôi chứa thành phần corticoid hoặc kháng sinh.

Không nên cho trẻ dùng các loại kem, dung dịch đặc biệt loại có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hoặc các chất phụ gia khác vì có thể làm da trẻ dễ bị dị ứng và kích ứng. Cha mẹ cần đọc kỹ nhãn sản phẩm mỡ, kem bôi trước khi dùng trên da trẻ.

Kích ứng da
Tránh sử dụng các loại kem bôi chứa chất bảo quản, hương liệu gây kích ứng da

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã ?

Cần tuân thủ nguyên tắc “ABCDE” trong chăm sóc cho trẻ bị hăm tã.

Ngoài ra, cần lưu ý dự phòng cho trẻ tái phát hăm tã như sau:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ để giảm tối đa thời gian da tiếp xúc với nước tiểu và phân
  • Trong thời gian trẻ bị hăm tã, nên dùng tã dùng một lần cho trẻ vì tã có độ hấp thu cao và được thiết kế để tránh ướt trên bề mặt tã.
  • Nếu phải dùng tã vải, tránh dùng quần có lớp nilon mặc ngoài tã. Tã vải nên được giặt kỹ với nước nóng và nước tẩy giặt dùng cho trẻ.
  • Lau kỹ vùng da bị hăm nhẹ nhàng bằng nước ấm và vải mềm. Không nên dùng xà phòng có chất tạo mùi, không có cồn. Các sản phẩm Dove cho da nhạy cảm hoặc Cetaphil có thể dùng an toàn cho bé.
  • Với vùng da bé bị hăm đến bong tróc, nên dùng một miếng khăn vải, ngâm vào nước ấm và vắt lên da bé để làm sạch, sau đó dùng một khăn mềm để vỗ khô da. Tránh lau dễ gây ma sát làm tổn thương da hơn.
Thay tã, hăm tã
Thay tã thường xuyên để tránh kích ứng da của trẻ

Nếu trẻ sốt, phân cứng, tiêu chảy, đi tiểu rắt hoặc có bất cứ dấu hiệu nào xấu hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sỹ khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan