Lý do khiến trẻ từ chối ăn

Chán ăn hay không chịu ăn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn dưới 6 tuổi. Cũng như người trưởng thành, có nhiều nguyên nhân khiến bữa ăn trở nên chán ngán đối với trẻ. Vì vậy, tìm hiểu được nguyên nhân và biểu hiện bé từ chối ăn sẽ giúp các bậc cha mẹ có biện pháp xử lý đúng đắn.

1. Trẻ từ chối ăn do nguyên nhân gì?

Các bậc cha mẹ luôn lo lắng về tình trạng trẻ từ chối thức ăn mỗi khi đến bữa ăn hay bé thường xuyên bỏ bữa. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như sau:

1.1. Trẻ đang khó ở

Một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn, từ chối thức ăn có thể do bé đang gặp các tình trạng bệnh lý như nhiệt miệng, đau bụng, nóng sốt, nổi ban... Vì vậy, khi bé có biểu hiện khóc kéo dài kèm theo tình trạng bỏ bữa ăn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Trẻ em ở một số giai đoạn như bắt đầu mọc răng, bé thường bị ngứa và sưng nướu nên đây là thời điểm bé thường chán ăn, biếng ăn. Vì vậy, cha mẹ không nên ép trẻ ăn trong giai đoạn này, thay vào đó mẹ cần hiểu và giúp trẻ làm dịu cảm giác khó chịu trên.

Trẻ nhỏ cũng rất nhạy cảm với việc mang quần áo chật, tã ẩm ướt, chất liệu vải quần áo thô ráp cọ vào da... những yếu tố này làm ảnh hưởng đến tinh thần, tình trạng sức khỏe và làm cho trẻ chán ăn, biếng ăn.

1.2. Trẻ không cảm thấy đói

Khác với người trưởng thành, cảm giác đói ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Vì vậy trong trường hợp đã đến giờ ăn nhưng bé lại có biểu hiện thờ ơ và không muốn ăn, nguyên nhân có thể là do bé chưa đói. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho các bữa ăn của bé và thực hiện một cách nghiêm túc. Theo đó, mỗi bữa ăn chính của trẻ nên cách nhau khoảng 4 giờ để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn trước đó và không cho trẻ ăn vặt hay bú sữa trước bữa chính.

1.3. Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ

Thức ăn không ngon hay không hợp khẩu vị là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn. Nhiều bậc cha mẹ vì muốn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con mà kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một món ăn như thịt bò, tôm, thịt heo, các loại rau củ quả... làm cho món ăn không tạo được hương vị đặc trưng, dễ gây tình trạng chán ăn và món ăn chứa quá nhiều protein dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón, mất cân đối dinh dưỡng ở trẻ.

trẻ từ chối ăn
Trẻ từ chối ăn vì thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ

1.4. Tâm lý chán ăn ở trẻ

Nhiều cha mẹ thường kết hợp việc cho trẻ ăn và xem tivi, điện thoại hay vừa ăn vừa chơi... Điều này làm cho bữa ăn kéo dài quá lâu có khi đến lúc thức ăn đã nguội lạnh và các hoạt động xung quanh gây xao nhãng, gây ra tâm lý chán ăn ở trẻ.

Tình trạng chán ăn mặc dù khá phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi nhưng lại khó nhận diện do nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn với tình trạng kén ăn. Tuy nhiên, kén ăn được biểu hiện qua việc bé không thích ăn một số món ăn đặc biệt nào đó không hợp khẩu vị và những thức ăn khác thì bé vẫn ăn bình thường. Trong khi đó, biểu hiện của tình trạng biếng ăn đa dạng hơn như bé từ chối ăn, ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút, đến bữa ăn trẻ thường giả vờ đau bụng, muốn ói... trẻ thường hay bị táo bón, đi đại tiện với lượng phân ít hơn bình thường hay không tăng cân trong 3 tháng liên tục.

2. Trẻ không chịu ăn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển?

Trẻ không chịu ăn, biếng ăn tưởng chừng như là một vấn đề nhỏ nhưng chúng lại đem lại hậu quả vô cùng to lớn. Đa số các bậc cha mẹ cho rằng tình trạng chán ăn chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như chậm tăng cân nặng, chiều cao nhưng thực tế tình trạng này còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn như rối loạn tăng trưởng, trẻ dễ mắc các bệnh mạn tính và lâu dài hơn là ảnh hưởng đến tâm sinh lý ở trẻ.

Bên cạnh đó trẻ không chịu ăn hay chán ăn làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ đó không nhận đủ năng lượng cho các hoạt động. Các nhóm dinh dưỡng như protein, tinh bột, lipid, vitamin E, vitamin C, chất xơ và chất khoáng nếu không được bổ sung đúng nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm từ đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và dần rơi vào tình trạng bệnh lý.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, trẻ em không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng có nguy cơ bị các bệnh lý cao hơn trẻ bình thường 29% và nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên cao hơn 45%. Tình trạng thiếu vi chất có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12 và acid folic. Bên cạnh đó, trẻ bỏ bữa ăn còn có thể bị rối loạn về cảm xúc do áp lực nhồi nhét ăn uống từ cha mẹ, lâu dần sẽ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột...

Tình trạng chán ăn, biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà còn gây căng thẳng, lo lắng cho cha mẹ. Cha mẹ luôn cố cho con ăn bằng mọi cách mà bé không chịu ăn hoặc mỗi bữa ăn kéo dài 2 – 3 tiếng sẽ khiến cha mẹ mệt mỏi, trở nên thiếu kiên nhẫn và dễ nổi cáu với bé. Vậy giải pháp nào được đưa ra cho cha mẹ khi con trẻ biếng ăn?

trẻ từ chối ăn
Trẻ từ chối ăn khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng

3. Giải pháp cho cha mẹ khi trẻ không chịu ăn

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ dinh dưỡng thì không có công thức chung nào đối với trẻ biếng ăn. Điều đó có nghĩa là cha mẹ cần tìm ra được nguyên nhân mới có thể khắc phục được tình trạng trẻ bỏ bữa, chán ăn hay biếng ăn. Vì vậy, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa nhi hay bác sĩ dinh dưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp.

Cùng với đó, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển của con. Một số lưu ý mà mẹ cần cân nhắc để có chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn như sau:

  • Giai đoạn bé mới tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều để giúp bé làm quen với thức ăn. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi, điện thoại, đồ chơi hay đi rong chơi trong bữa ăn.
  • Một khi con đã ngồi vào bàn ăn mẹ nên tập cho bé thói quen tập trung vào các món ăn mà không phải ép bé ăn. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.
  • Để mỗi bữa ăn cho bé không phải là một cuộc chiến mà là một trải nghiệm ẩm thực mới thì cha mẹ hãy dành thời gian để xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn, thay đổi khẩu phần ăn liên tục để bé không cảm thấy chán vì ăn một món quá nhiều hay tình trạng bổ sung thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác. Chế độ ăn thay đổi luân phiên còn giúp tạo được cảm giác thích thú, trải nghiệm mới khi ăn.
  • Cùng với đó, chế độ ăn trong mỗi bữa cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng gồm protein (thịt, tôm, cá..), tinh bột (cơm, bột mì..), lipid (lạc, vừng, mỡ động vật..), chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả..)... Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý bổ sung thêm cho bé các vi chất cần thiết: chiết xuất quả sơ ri (vitamin C), Selen, Kẽm, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng,... để giúp bé ăn ngon, cải thiện vị giác, đạt chiều cao cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp tình trạng về tiêu hóa trong đó có tình trạng nôn ói khi ăn.
  • Mỗi trẻ nhỏ sẽ một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau, vì vậy cha mẹ hãy khéo léo dựa trên sở thích của con để chế biến các món ăn hợp khẩu vị, trang trí các món ăn bắt mắt sẽ giúp bé hứng thú và tạo cảm giác muốn thử món ăn ngay.

Tóm lại đối với tình trạng trẻ từ chối ăn, biếng ăn ở trẻ thì xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý là yêu cầu cần thiết và việc bổ sung dinh dưỡng cần diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo các bậc cha mẹ cần kiên trì, bình tĩnh khi bổ sung chất cho bé kể cả qua chế độ ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng các thực phẩm chức năng (TPCN) nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại TPCN.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan