Làm cách nào để biết trẻ bị chân vòng kiềng hay không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chân vòng kiềng là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều khó khăn trong sinh hoạt và có thể khiến trẻ tự ti về sau. Vậy làm cách nào để biết trẻ có bị chân vòng kiềng hay không?

1. Chân vòng kiềng ở trẻ

Chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân cong, chân hình chữ O là tình trạng bất thường ở chân, thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo đó, ngay cả khi áp 2 mắt cá chân sát bên thì 2 đầu gối vẫn hướng ra xa nhau.

Trên thực tế, phần lớn những trẻ bị chân vòng kiềng đều có sự phát triển tốt. Nguyên nhân dẫn đến dị tật này có thể là do thai nhi bị sai tư thế trong bụng mẹ, dần dần khi trẻ lớn, chân sẽ trở lại bình thường mà không cần sự tác động nào nào cả. Đối với các bậc phụ huynh, việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân cho trẻ không có tác dụng nào cả.

Trường hợp chân của trẻ sơ sinh nhìn có vẻ như bị vòng kiềng là hoàn toàn bình thường, vì vậy nếu trẻ đứng lên với mũi chân về phía trước và mắt cá chân chạm vào nhau, đầu gối của trẻ sẽ không chạm vào. Bạn có thể nhận thấy chân vòng kiềng nhiều hơn khi trẻ bắt đầu đứng và đi, nhưng thường là chân dần dần duỗi thẳng ra. Trong một vài trường hợp đến 3 tuổi, trẻ không còn bị chân vòng kiềng nữa. Và đến 7 hoặc 8 tuổi, hầu hết chân của trẻ em đã đạt đến góc độ mà chúng sẽ giữ được khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây nên tình trạng chân vòng kiềng có thể là do bệnh Blount, một chứng rối loạn xương ảnh hưởng đến ống chân. Hay do trẻ thiếu vitamin D xảy ra, thậm chí chân vòng kiềng còn có thể do yếu tố di truyền gây ra, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

Chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Làm thế nào biết trẻ bị chân vòng kiềng hay không?

Nếu trẻ đứng với tư thế các ngón chân hướng về phía trước, mắt cá chân chạm vào nhau mà có khoảng cách giữa hai đầu gối thì chân của trẻ đã bị vòng kiềng. Nếu đầu gối của trẻ chạm vào nhưng mắt cá chân không chạm vào nhau, trẻ đã bị khuỳnh. Tình trạng này biểu hiện rõ ràng nhất trong độ tuổi từ 3 đến 6. Giống như chứng chân vòng kiềng và thường sẽ tự điều chỉnh.

Ngoài ra, có cách đơn giản khác để kiểm tra xem trẻ bị chân vòng kiềng hay không bằng cách cho trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, 2 mắt cá chân chạm vào nhau. Sau đó, đo khoảng cách giữa 2 đầu gối, khoảng cách này nhỏ hơn 10cm nghĩa là trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối lớn hơn 10cm, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp cần tiến hành xét nghiệm máu để loại trừ bệnh còi xương.

Trong một số trường hợp, cần tiến hành chụp X-quang cho trẻ:

  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên
  • Hành động cúi đầu ở trẻ diễn ra ngày càng tệ
  • Việc cúi đầu ở hai bên không giống nhau
  • Kết quả xét nghiệm chỉ ra một số vấn đề khác
chân vòng kiềng
Nguyên nhân gây chân vòng kiềng ở trẻ

3. Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng

Nhiều cha mẹ cho rằng bế ẵm nách là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị chân vòng kiềng. Tuy nhiên, lý do này hoàn toàn không chính xác.

Chân vòng kiềng được phân thành 2 loại, bao gồm chân vòng kiềng bệnh lý và chân vòng kiềng sinh lý. Đối với chân vòng kiềng sinh lý, theo thời gian sẽ tự điều chỉnh mà không cần cần sự can thiệp (thường đến 2 tuổi).

Đối với trẻ bị chân vòng kiềng bệnh lý, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng, tuy khá hiếm gặp. Vì di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Gia đình có thể đưa trẻ đi khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa cho bé trong trường hợp xét về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với phương pháp này, cần chờ bé lớn đến một độ tuổi nhất định mới can thiệp.
  • Do cân nặng của trẻ: Một số trẻ được tập đi quá sớm (7-9 tháng) hoặc trẻ bị thừa cân cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng. Lúc này, trẻ vẫn còn nhỏ và hệ xương của trẻ chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể, vì vậy việc tập đi đứng sớm cho trẻ, đặc biệt là những trẻ thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị chân vòng kiềng.
  • Một số bệnh lý khác: Thiếu hụt vitamin D trong một khoảng thời gian dài, bệnh xương thủy tinh hay bệnh giòn xương, rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển... Khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Làm gì khi phát hiện chân trẻ bị chân vòng kiềng?

Cha mẹ cần thực hiện cách kiểm tra như trên nếu quan sát thấy trẻ bị chân vòng kiềng, cần xem tình trạng chân vòng kiềng có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Nếu kết quả bình thường, nghĩa là bé vẫn đang phát triển tốt thì có thể yên tâm, đồng thời cần theo dõi sự phát triển của trẻ. Nếu cần thiết có thể đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và theo dõi tiến triển của tình trạng chân vòng kiềng từ 3 đến 6 tháng 1 lần nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối lớn hơn 10cm.

Đối với trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi, biểu hiện chân vòng kiềng có lẽ là bình thường. Nhưng nếu bạn lo lắng, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra.

Chân sẽ vẫn có thể hơi bị vòng kiềng nếu trẻ chỉ mới 2 tuổi, nhưng cần có một số biện pháp cải thiện từ giai đoạn chập chững biết đi. Nếu trẻ đã được 3 tuổi và tình trạng này vẫn còn rõ ràng, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra.

Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng là do thiếu hụt vitamin, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung. Bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh hình để được đánh giá và điều trị thêm. Tuy khá hiếm gặp nhưng một số trường hợp cần được phẫu thuật để điều chỉnh nếu chân cong nhiều.

Trẻ tập đi
Đối với trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi, biểu hiện chân vòng kiềng có lẽ là bình thường

5. Khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ:

  • Để xác định rõ chứng bệnh đang gặp phải ở trẻ, bạn có thể tìm kiếm những thông tin về cột mốc phát triển của bé cùng những biến đổi về sinh lý, bệnh lý, từ đó giảm thiểu nguy cơ dẫn đến những biến chứng khôn lường. Dù theo thời gian, chân vòng kiềng sẽ được cải thiện nhưng bạn cần biết thời điểm nào nên đưa con đến gặp bác sĩ. Chẳng hạn như:
    • Trẻ đi khập khiễng
    • Trẻ khó chịu khi phải chịu áp lực với cường độ từ vừa phải đến nặng
    • Sau một thời gian, chân trẻ trở nên cong hơn
    • Sau 5-7 tuổi, chân vòng kiềng bắt đầu phát triển nhanh hơn
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị dạng xương, đồng thời ngăn chặn khả năng tái phát của các cơn viêm làm phân hủy sụn khớp. Một số vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bình thường của trẻ bị chân vòng kiềng như canxi, vitamin D, các loại protein và khoáng chất. Hay cho trẻ thực đơn vừa đủ chất dinh dưỡng mà không gây thừa cân.
  • Có biện pháp chữa trị kịp thời: Cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm là cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ. Hình thức này thường được bác sĩ nhi khoa sử dụng nhằm điều chỉnh sớm cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, phần lớn các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện. Tuy nhiên, các chuyên gia trị liệu khuyến cáo rằng để trẻ hồi phục sớm, bạn nên đưa trẻ đi điều trị nhiều lần bằng các phương pháp tổng thể. Xoa bóp trị liệu cũng rất hữu ích trong chữa trị dị tật này. Trẻ có thể phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chữa trị chân vòng kiềng bằng cách xoa bóp, nắn chỉnh nhưng khi bắt đầu ở giai đoạn sớm thì sẽ giảm bớt cong chân khi trẻ lớn lên.
  • Thực hiện các bài tập dành cho trẻ bị chân vòng kiềng: Cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện một số bài tậpgiúp cơ và các mô liên kết mềm của cơ thể gắn kết lại cấu trúc. Ngoài ra, bài tập còn giúp trẻ cải thiện sức mạnh bên trong và khôi phục lại tư thế đứng, đồng thời tăng cường sự dẻo dai chân cho trẻ.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể trẻ: Kiểm soát cân nặng của trẻ chính là cách khắc phục tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ bị chân vòng kiềng, xương và các mô liên kết đều chịu căng thẳng, áp lực do sự phân bố và khớp nối không đồng đều. Do đó, xương của trẻ sẽ bị quá tải khi trẻ bị thừa cân dẫn đến các chi dưới biến dạng. Cha mẹ cần khuyến khích con tập luyện các thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt và thúc đẩy hoạt động thể dục bình thường nhằm hạn chế tối đa tình trạng tăng cân quá mức ở trẻ. Bên cạnh đó, khớp gối của trẻ có nguy cơ bị tổn thương cao gây chân vòng kiềng khi trẻ thừa cân quá mức. Nếu trong gia đình có người bị rối loạn xương, nguy cơ này sẽ cao hơn.

chân vòng kiềng
Khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như bị viêm khớp, gặp khó chịu khi đi lại, cong đầu gối nếu chân vòng kiềng không được khắc phục. Vì vậy, bạn nên đưa con đi khám nếu nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng hoặc nghi ngờ con gặp phải tình trạng này.

Trường hợp nếu trẻ có dấu hiệu mắc chân vòng kiềng, cha mẹ nên cho con tới chuyên khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được bác sĩ giàu chuyên môn thăm khám .

Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề, sẽ tư vấn chăm sóc khách hàng những phương pháp chẩn đoán, điều trị hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

198.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan