Lác mắt và nhược thị khác nhau thế nào?

Ngoài những tật khúc xạ thường gặp như cận thị, loại thị hoặc viễn thị, trẻ nhỏ còn có thể gặp phải những vấn đề thị lực khác như lác mắt và nhược thị. Vậy lác mắt và nhược thị khác nhau như thế nào?

1. Lác mắt và những điều cần biết

1.1 Lác mắt là gì?

Tình trạng lác mắt là sự thiếu phối hợp giữa hai mắt, hướng của mắt nhìn về nhiều hướng khác nhau (không cùng một hướng) hoặc không tập trung vào cùng một đối tượng.

Lác mắt nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến thị lực của một mắt bị lác kém đi. Tình trạng này được gọi là nhược thị hoặc "mắt lười". Nhận thức về không gian ba chiều (chiều sâu) cũng có thể bị tổn thương.

1.2 Nguyên nhân nào gây ra bệnh lác mắt?

Đôi khi lác mắt xuất hiện bẩm sinh. Tình trạng này dường như có di truyền gia đình.

Lác mắt cũng có thể xuất hiện ở những trẻ không có tiền sử gia đình và đôi khi nó là một triệu chứng của một vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn. (Các chứng rối loạn như: Bại nãohội chứng Down làm cho khả năng bị lác mắt cao hơn.)

Trẻ em bị viễn thị, trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đối với trẻ sinh non vô cùng thiệt thòi, bởi đây là đối tượng rất dễ có nguy cơ mắc bệnh và để lại biến chứng. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, cha mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sinh non để giúp trẻ thích nghi và phát triển tốt như trẻ sinh đủ tháng bình thường.

Trẻ sinh non rất dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh
Trẻ sinh non là đối tượng rất dễ có nguy cơ mắc bệnh và để lại biến chứng

1.2 Làm cách nào để nhận biết trẻ có bị lác mắt không?

Bệnh lác mắt thường có các triệu chứng sau:

Triệu chứng thực thể rất dễ nhận biết khi soi gương hoặc người xung quanh nhìn vào sẽ thấy mắt bị lệch.

Ngoài ra, để nhận biết trẻ có bị lác mắt hay không? bạn có thể kiểm tra bằng cách:

  • Bạn đứng đối diện và nhìn thẳng vào mắt của người cần khám. Nếu bạn thấy hai mắt nhìn người cần khám không đối xứng thì rất có thể người đó bị lác mắt.
  • Hoặc bạn có thể kiểm tra trẻ nhỏ có bị lác mắt hay không bằng cách: Bạn đưa cho trẻ một món đồ chơi mà trẻ thích, quan sát kĩ xem trẻ nhìn món đồ chơi đó, nếu mắt trẻ bị lệch sang một bên thì rất có thể trẻ đã bị lác.

1.3 Điều trị lác mắt

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị lác. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về nhãn khoa để được tư vấn. Trẻ em dưới 3 tuổi, phát hiện sớm được bệnh thì sau khi điều trị tỉ lệ thành công lên đến 92%.

Để chẩn đoán bệnh lác mắt tốt nhất mắt cần được kiểm tra định kỳ từ 1-4 tháng/lần để có kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Bệnh nhược thị là gì?

Trong khi nguyên nhân dẫn đến lác mắt là do sự thiếu đồng bộ các cơ vận nhãn giữa hai mắt. Thì nguyên nhân dẫn đến nhược thị là hậu quả của sự thiếu liên kết giữa não bộ với một bên mắt.

não trẻ
Nhược thị là hậu quả của sự thiếu liên kết giữa não với một bên mắt

2.1 Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười.

Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Do đó, điều trị thành công nhất là khoảng thời gian trước 5 hoặc 6 tuổi.

2.2 Làm thế nào để nhận biết trẻ có bị nhược thị hay không?

Những dấu hiệu thường gặp trong bệnh nhược thị:

  • Mắt lác: Là hiện tượng hai mắt hướng về hai hướng khác nhau.
  • Các bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị.
  • Đục các thành phần trong suốt của mắt như thủy tinh thể làm thị lực mắt không phát triển được.
  • Các biểu hiện khác như nheo mắt, mỏi mắt hay nghẹo cổ khi nhìn không rõ.

2.4 Làm cách nào để kiểm tra nhược thị tại nhà?

Đây là một cách đơn giản để biết được liệu cả hai mắt của con bạn có bình thường hay không.

  • Che một bên mắt của con bạn (điều này sẽ thuận tiện hơn nếu có thêm người trợ giúp thực hiện). Giữ một đồ vật (chẳng hạn như một con gấu bông cho một đứa trẻ nhỏ hoặc một bức tranh hoặc một bức thư cho một đứa trẻ lớn hơn) trước mặt trẻ.
  • Xem trẻ liệu có nhìn theo vật thể bằng mắt không khi bạn di chuyển vật thể từ bên này sang bên kia và lên xuống. Sau đó, che mắt còn lại và xem liệu trẻ có nhìn theo vật đó không?
trẻ nhức mỏi mắt
Bạn dễ dàng kiểm tra bệnh nhược thị cho bé tại nhà

2.5 Điều trị nhược thị

  • Đeo kính: Nếu con bạn bị nhược thị và cần đeo kính, việc đeo kính sẽ giúp não bộ có hình ảnh rõ ràng hơn, điều này có thể cải thiện mối liên hệ giữa mắt và não.
  • Miếng che mắt: Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng miếng che mắt để bảo vệ mắt và điều chỉnh tình trạng của mắt yếu.
  • Thuốc nhỏ mắt: Trong trường hợp trẻ hoàn toàn từ chối đeo miếng dán mắt trong thời gian cần thiết, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt để thay thế.
  • Phẫu thuật: Nếu trẻ bị bệnh nhược thị do mắt lác và những phương pháp điều trị như miếng dán mắt, kính, thuốc đều không cải thiện được thị lực của trẻ, phương pháp phẫu thuật có thể là cách điều trị tốt nhất. Phẫu thuật cơ mắt hoặc chỉnh sửa dị tật như sụp mí mắt, đục thủy tinh thể đều có thể điều trị mắt bị nhược thị ở trẻ.

Ngày nay bệnh nhược thị, lác mắt ở trẻ rất phổ biến, đặc biệt thường xảy ra khi trẻ 6 tháng tuổi. Vì vậy cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu về bệnh này để đưa trẻ đi điều trị sớm, cơ hội khỏi bệnh sẽ cao hơn. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn. Khi mắt không được điều trị, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh mà mắt nhận được, dẫn đến tình trạng khuyết tật vĩnh viễn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan