Kẽm, nhiễm trùng và tăng sinh miễn dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Kẽm đóng vai trò như một ion xúc tác, cấu trúc và điều hòa các enzym, protein cũng như yếu tố phiên mã. Đây là nguyên tố vi lượng quan trọng của nhiều cơ chế, bao gồm hệ miễn dịch. Bổ sung kẽm giúp phục hồi phản ứng miễn dịch, nhờ đó giảm tỷ lệ nhiễm trùng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kẽm, nhiễm trùng và hệ miễn dịch

Các bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong ở người lớn tuổi do phản ứng miễn dịch bị tổn thương. Một số nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá vai trò của kẽm đối với hiệu quả miễn dịch trong quá trình lão hóa, đồng thời cũng tìm ra con đường sinh hóa chính của kẽm khi chống lại các bệnh nhiễm trùng trong quá trình lão hóa, từ đó hiểu rõ hơn về các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng miễn dịch.

Kết luận ban đầu cho thấy kẽm đóng vai trò như một ion xúc tác, cấu trúc và điều hòa cho các enzym, protein cũng như yếu tố phiên mã. Do đó, đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với nhiều cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể, bao gồm cả các phản ứng miễn dịch. Ion kẽm làm hạn chế khả năng kháng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng trong quá trình lão hóa. Bổ sung kẽm sinh lý trong 1 - 2 tháng phục hồi mức độ suy giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào thường gặp trong quá trình lão hóa, nhờ đó giảm tỷ lệ nhiễm trùng và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cách này có thể phù hợp ở các nước đang phát triển - nơi có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cao, do chi phí bổ sung kẽm không đắt đỏ.

2. Những vai trò khác của kẽm

Nhìn chung, kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, vừa giữ cho hệ miễn dịch mạnh mẽ, vừa giúp chữa lành vết thương và hỗ trợ sự phát triển bình thường. Tình trạng thiếu kẽm xảy ra thường xuyên ở các nước đang phát triển. Ngược lại ở các nước phát triển, hầu hết các chế độ ăn uống đều cung cấp nhiều hơn mức kẽm được khuyến nghị.

Một số vai trò của kẽm bao gồm:

  • Kẽm làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viên ngậm kẽm có thể làm giảm thời gian cảm lạnh ít nhất 1 ngày, cũng như làm giảm số lượng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em.
  • Mặc dù kẽm giúp chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương, nhưng nếu bạn đã nhận đủ kẽm từ chế độ ăn uống thì việc dùng thêm các chất bổ sung chưa chắc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
  • Kẽm dạng thuốc bôi ngoài da được sử dụng để điều trị hăm tã và kích ứng da. Kẽm cũng đã được chứng minh là có tác dụng chữa loét, mụn trứng cá, thiếu máu hồng cầu hình liềm và các tình trạng khác.
  • Ngoài ra, kẽm cũng đã được nghiên cứu để điều trị mụn rộp, cholesterol cao, viêm khớp dạng thấp, HIV,.. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng kết luận về lợi ích của kẽm đối với những tình trạng này.
  • Kẽm có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nhưng cần phải có thêm nghiên cứu về tính hiệu quả.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị bổ sung kẽm cho những người bị thiếu kẽm, ví dụ như người ăn chay trường, nghiện rượu, có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc mắc một số vấn đề về tiêu hóa (bệnh Crohn,...).

Kẽm là một khoáng chất quan trọng
Kẽm là một trong các khoáng chất quan trọng

3. Liều lượng bổ sung kẽm theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • 0 - 6 tháng: Không quá 4 mg/ ngày.
  • 7 tháng - 3 tuổi: 3 mg/ ngày và không quá 5 - 7 mg/ ngày.
  • 4 - 8 tuổi: 5 mg/ ngày và không quá 12 mg/ ngày.
  • 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày và không quá 23 mg/ ngày.

Thanh thiếu niên:

  • 14 - 18 tuổi: 9 mg/ ngày và không quá 34 mg/ ngày.
  • 19 tuổi trở lên: 8 mg/ ngày và không quá 40 mg/ ngày.

Trong đó, nam giới từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung 11 mg kẽm mỗi ngày.

Nữ giới có thai:

  • 14 - 18 tuổi: 12 mg/ ngày
  • 19 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày

Bà mẹ đang cho con bú:

  • 14 - 18 tuổi: 13 mg/ ngày
  • 19 tuổi trở lên: 12 mg/ ngày

Mức tiêu thụ trên bao gồm cả lượng kẽm bạn nhận được từ thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày và chất bổ sung. Không dùng nhiều hơn lượng trên trừ khi bác sĩ yêu cầu.

4. Những rủi ro khi bổ sung kẽm quá mức

  • Phản ứng phụ: Thuốc bổ sung kẽm có thể gây kích ứng dạ dày và miệng. Viên ngậm kẽm có thể làm biến đổi khứu giác và vị giác trong vài ngày. Nếu ngậm kẽm lâu dài có thể làm giảm lượng đồng trong cơ thể. Thuốc xịt mũi chứa kẽm có nguy cơ gây mất khứu giác tạm thời, thậm chí là vĩnh viễn.
  • Tương tác: Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, các chất bổ sung như canxi, magiê, đồng và sắt.
  • Rủi ro: Những người bị dị ứng với kẽm, bị HIV, hoặc bị bệnh huyết sắc tố không nên bổ sung kẽm khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Quá nhiều kẽm có thể gây sốt, ho, buồn nôn, giảm chức năng miễn dịch, mất cân bằng khoáng chất, thay đổi cholesterol và các vấn đề khác. Ở phụ nữ có thai, dùng kẽm liều cao có thể gây hại cho thai nhi.
Kẽm có vai trò như một ion xúc tác
Kẽm có vai trò như một ion xúc tác

5. Kẽm tự nhiên từ thực phẩm

Để tránh kích thích dạ dày, hãy ưu tiên bổ sung kẽm trong thức ăn từ các nguồn thực phẩm giàu kẽm, bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Gia cầm
  • Hàu
  • Ngũ cốc
  • Các loại đậu và hạt

Ngoài ra các triệu chứng do thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm: chậm tăng trưởng, thiểu năng sinh dục nguyên phát, suy giảm vị giác và khứu giác, suy giảm khả năng miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng, viêm da (điển hình là các tổn thương ban đỏ, có vảy, mụn nước hoặc mụn mủ ở các vùng quanh hậu môn và hậu môn), tiêu chảy và rụng tóc...

Tóm lại, kẽm đóng vai trò như một ion xúc tác, cấu trúc và điều hòa cho các enzym, protein cũng như yếu tố phiên mã do đó, đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với nhiều cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể, bao gồm cả các phản ứng miễn dịch.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan