Giao tiếp với trẻ em khiếm thính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thông thường trẻ em sinh ra nếu không mắc các bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển tiếng nói như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, ngắn dây thắng lưỡi...thì sau 1-2 năm nghe người thân và những người xung quanh nói chuyện sẽ tự hình thành tiếng nói. Thông qua ngôn ngữ nói, trẻ có thể giao tiếp với cộng đồng tốt hơn, nhiều người hiểu trẻ hơn. Tuy nhiên, trẻ khiếm thính lại không có may mắn này. Để có thể hỗ trợ cho con tốt hơn, người thân của những trẻ này nên nắm rõ cách giao tiếp với trẻ khiếm thính.

1. Những khó khăn của trẻ khiếm thính

  • Giao tiếp

Trẻ khiếm thính thường khó bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh do khả năng nghe kém và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện. Dẫn đến việc trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi và phải hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp. Đây được xem là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học ra dấu, ký hiệu để có thể giao tiếp với trẻ.

  • Học hành

Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn khi đọc khẩu hình miệng vì rất nhiều âm có hình miệng giống nhau, hoặc không thể thấy trên hình miệng. Vì trẻ khiếm thính không nghe được như bình thường nên việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập.

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong học tập

Độ tuổi tốt nhất để học ngôn ngữ là từ khi sinh ra đến 7 tuổi. Từ 2 - 4 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Vì vậy, việc phát hiện trẻ khiếm thính sớm, trợ thính sớm và giúp trẻ học ngôn ngữ sớm là rất quan trọng. Nếu đến 7 - 8 tuổi trẻ vẫn chưa có ngôn ngữ thì việc học sau này rất khó khăn, không có ngôn ngữ trẻ sẽ rất khó khăn để phát triển những kỹ năng tư duy.

Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa...đòi hỏi kĩ năng nghe nói và viết nhiều nên trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn khi học những môn này. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không có đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ thời gian để kèm thêm cho trẻ. Những điều này trở thành trở ngại cho trẻ trong học tập.

Để các trẻ em khác có thể giao tiếp tốt hơn với trẻ khiếm thính, giáo viên nên làm một bảng chữ cái ngón tay treo ở một bên cạnh bảng đen. Mọi người trong lớp học và trong gia đình nên học cách giao tiếp này để dễ dàng tương tác nói chuyện với trẻ hơn.

  • Xã hội

Trẻ khiếm thính thường bị hạn chế trong việc giao lưu, quan hệ xã hội và kết bạn do gặp khó khăn về giao tiếp. Cha mẹ, thầy cô nên lưu ý về điều này và nên tạo điều kiện để một vài bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm. Nếu trẻ muốn tham gia chơi nhóm cần nắm được luật chơi và những quy định thưởng phạt, tốt nhất nên chủ động sắp xếp người giải thích kỹ cho trẻ về việc này.

  • Tâm lý

Đối với trẻ khiếm thính ở độ tuổi còn nhỏ, những trở ngại tâm lý chủ yếu liên quan đến giao tiếp. Do gặp khó khăn trong việc thể hiện được nhu cầu hoặc vì bất lực không hiểu những điều người xung quanh mong muốn, trẻ có thể cáu gắt, hay nổi khùng, dễ gây gổ, đây là tâm lý bình thường và nên được thông cảm.

Còn ở độ tuổi thiếu niên, trẻ khiếm thính có thể bị mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, tránh người lạ... Cha mẹ và giáo viên cần tinh tế trước những thay đổi và những biểu hiện tâm lý của trẻ để giúp trẻ tự tin, bình tĩnh hơn..

2. Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

2.1 Hình thức giao tiếp nào phù hợp nhất với trẻ?

Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ khó khăn về nghe - nói mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về hình thức giao tiếp phù hợp nhất với trẻ. Thông thường, nếu giao tiếp bằng lời nói bị trở ngại, trẻ nên sử dụng các hình thức giao tiếp hỗ trợ không bằng lời nói như: dùng dấu, cử chỉ, nét mặt, cử động miệng, hình vẽ...

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính
Nếu giao tiếp bằng lời nói bị trở ngại, trẻ nên sử dụng các hình thức giao tiếp hỗ trợ không bằng lời nói

2.2 Lưu ý khi giao tiếp với trẻ khiếm thính

  • Nói to hơn một chút: Không thì thầm hoặc nói nhỏ và không quát lên - chỉ cần nói to hơn bình thường một chút.
  • Nói rõ ràng: Chú ý nói từng âm rõ ràng, không lầm bầm trong miệng.
  • Giảm tạp âm: Nên nói chuyện ở trong không gian càng yên tĩnh càng tốt bởi tạp âm làm biến đổi tín hiệu âm thanh truyền tới trẻ.
  • Giữ khẩu hình rõ ràng: Trẻ khiếm thính khi đã thành thạo có thể đọc khẩu hình rất giỏi và có thể đánh giá những gì bạn nói thông qua việc đọc khẩu hình của bạn. Việc giữ khẩu hình rõ ràng giúp trẻ dễ nhận biết ý của bạn hơn.
  • Sử dụng điệu bộ cử chỉ thoải mái: Để mô tả những gì bạn đang nói hãy kết hợp giữa từ ngữ và điệu bộ cử chỉ, việc này giúp cho trẻ dễ nắm bắt được tình huống bạn đang nói.
  • Học ngôn ngữ ký hiệu: nếu bạn là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang sử dụng máy trợ thính và bị điếc hoàn toàn thì ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp cả hai giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Để có thể thông thạo ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ phải mất một thời gian.

Để giao tiếp với trẻ khiếm thính, hãy thật sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Hãy tưởng tượng tâm trạng thất vọng mà trẻ khiếm thính phải chịu đựng để có thể giao tiếp hiệu quả. Đừng sốt ruột nếu điều bạn muốn nói chưa thể truyền đạt được đến trẻ, hãy thử lại nhiều lần và nắm vững các cách giao tiếp với trẻ khiếm thính ở trên.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan