Giải pháp tránh táo bón ở trẻ em giúp bé tăng cân

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Tuyết Nga - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em hiện nay, là vấn đề rất lo lắng của các bậc phụ huynh, một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.

1. Các giải pháp cần thực hiện để tránh táo bón

Dựa vào các nguyên nhân gây táo bón cho trẻ sẽ có các biện pháp phải thực hiện như sau:

+ Tăng chất xơ

Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền,...

+ Uống đủ nước

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng cần uống 600ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây,...).
  • Trẻ 1 - 3 tuổi cần uống 900ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 - 5 tuổi cần uống 1200ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

Cho uống đủ lượng nước mỗi ngày theo công thức: số kg là cân nặng của bé x 100 ml/ ngày, bao gồm cả nước lọc, nước canh, sữa và nước hoa quả.

+ Đi vệ sinh đúng giờ

Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày.

Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này.

Táo bón ở trẻ
Cha mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày

2. Các biện pháp thực hiện

Thực hiện tốt các biện pháp tránh táo bón sẽ giúp trẻ ăn tốt, tiêu hóa tốt, giúp trẻ tăng cân.

  • Xoa kem dưỡng ẩm hậu môn

Nếu bé đi tiêu phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu các mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.

  • Xoa bụng bé hàng ngày

Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 - 15 phút.

  • Đại tiện hàng ngày đúng giờ

Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày đúng giờ để giúp ngăn ngừa táo bón tạo thành phản xạ tốt cho trẻ.

Nên cho bé đi đại tiện sau khi ăn sáng.

Tuy nhiên nếu như cha mẹ bận thì có thể tập thói quen đi đại tiện cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng dinh dưỡng công thức phù hợp với bé

Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ. Nếu đang uống sản phẩm dinh dưỡng công thức thì xem lại việc tuân thủ cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tìm hiểu và có chế độ cho trẻ bú cho phù hợp. Sử dụng công thức dễ tiêu hóa và giảm táo bón (những công thức không chứa dầu cọ và chứa đạm whey thủy phân) sẽ giúp trẻ ít bị táo hơn.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả là biện pháp hữu hiệu, nếu trẻ không thích ăn bố mẹ nên tạo bữa ăn sinh động, kích thích thị giác như tạo hình, trang trí bữa ăn có màu sắc bắt mắt tạo cảm xúc như trang trí rau hoa quả thành ngôi nhà với không gian cây cối, các con thú xinh xắn được cắt tỉa từ các loại hoa quả nhiều màu sắc đa dạng và kết hợp cho bé uống nhiều nước sinh tố, nước hoa quả ép.

chế độ ăn cho trẻ bị táo bón
Bổ sung nhiều rau và trái cây vào thực đơn để trẻ dễ tiêu hóa và giảm táo bón

Hạn chế một số thực phẩm gây táo bón ở trẻ như bim bim, socola, ngũ cốc giàu tinh bột ít chất xơ, sữa bò, phomai, không ăn ổi, hồng xiêm, không uống các loại nước có ga.

  • Vận động cho trẻ

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để giúp tăng cường sự co bóp của ruột, kích thích tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hóa. Có thể gợi ý cho bé một số bài tập thể dục nhẹ nhàng hay tập nhún nhảy theo điệu nhạc.

  • Hạn chế bơm thụt dung thuốc nhuận tràng

Trẻ quá 4 ngày chưa đi đại tiện nên bơm (thụt) cho bé để lấy hết phân cũ ra ngoài. Nên sử dụng các loại bơm (thụt) được bán ở các nhà thuốc để đảm bảo an toàn. Không nên sử dụng hàng ngày vì có thể mất phản xạ đi ngoài tự nhiên.

Sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho trẻ em cần phải tuân thủ theo đúng các y lệnh của bác sĩ. Vì một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc nhuận tràng như tiêu chảy, chướng bụng, co thắt cơ, buồn nôn.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

  • Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
  • Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.
  • Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu,... cần gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt và bổ ích nhất cho bé.
Chữa khỏi táo bón bằng phương pháp kích thích điện hậu môn
Nên đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường

Nếu táo bón ở trẻ em kéo dài không được thăm khám và điều trị tốt có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận trực tràng gây mất phản xạ buồn đại tiện làm táo bón càng tăng nặng dẫn đến rối loạn đại tiệnsón phân.

Khi đó các thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần khám đánh giá chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện,...) và phối hợp điều trị bằng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng (kích thích điện hậu môn, giao thoa, tập phản hồi sinh học,...) mới có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

Để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị đúng cách, phụ huynh nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác.

Ngoài các cách kể trên, để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan