Đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Vũ Duy Dũng - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tỷ lệ trẻ em mắc đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não được ước tính là 5-10/100.000 trẻ/năm; trong đó có khoảng 6 đến 10% trẻ tử vong, 20% bị đột quỵ tái phát, và hơn 75% có các di chứng về thần kinh.

1. Các nguyên nhân chính gây đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em

1.1 Do trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não có thể do một cục máu đông gây tắc động mạch, ví dụ như từ tim hoặc động mạch lớn, hoặc từ huyết khối tại chỗ.

Các bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 30% các ca bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em. Những trẻ cần phẫu thuật tim có nguy cơ đột quỵ cao nhất, không chỉ trong thời kỳ quanh phẫu thuật, mà còn trong nhiều năm sau phẫu thuật và có thể xảy ra ngay cả khi trẻ được điều trị bằng thuốc chống đông.

Điển hình như ca bệnh số 1 dưới đây:

Ca bệnh số 1
Một trẻ nữ 6 tháng tuổi có bệnh tim phức tạp và huyết khối trong tim đã biết đang điều trị chống đông được đưa vào khoa cấp cứu sau 4 ngày nổi ban và 1 ngày nôn và dễ bị kích thích.
Khám: Bệnh nhân được nhận thấy khó sử dụng tay phải và nửa mặt phải rủ xuống. CT sọ não chụp 3 giờ sau phát hiện triệu chứng thấy có phù não, với mất phân biệt chất xám-trắng ở diện phân bố của động mạch não giữa trái cùng với hình ảnh theo dõi một cục huyết khối ở động mạch não giữa trái đoạn gần. Trong ngày tiếp theo, bệnh nhân xuất hiện các cử động tăng trương lực-co giật tái diễn ở bàn tay phải, phù hợp với các cơn động kinh cục bộ, lúc đầu kháng với điều trị.
CT sọ não tiếp theo thực hiện lúc 2 tuổi sau một lần ngã khi đang điều trị thuốc chống đông thấy hình ảnh nhũn não trong diện nhồi máu động mạch não giữa bên trái trước đó với giãn nhẹ sừng sau não thất bên bên trái.
Bình luận
Ca bệnh này minh họa đột quỵ trong bối cảnh bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa của đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em, và đột quỵ thiếu máu não cục bộ có thể xảy ra ngay cả khi đang điều trị chống đông đầy đủ.

1.2 Bệnh động mạch não

Có tới một nửa trong tất cả các đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em là liên quan đến bệnh động mạch não.

Đột quỵ do bệnh động mạch não thường biểu hiện khởi phát bán cấp, với một tiền sử có các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Điển hình như ca bệnh số 2 dưới đây:

Ca bệnh số 2
Một trẻ nam 5 tuổi tiền sử khỏe mạnh đang nô đùa ầm ĩ với bạn thì xuất hiện đau đầu, lú lẫn, và yếu nửa mặt phải, tiếp theo là không thể đứng được. CT sọ não thực hiện 3,5 giờ sau khởi phát triệu chứng là bình thường ngoại trừ viêm xoang và có dịch ở tai giữa. MRI xung DWI 5 giờ sau khởi phát triệu chứng thấy thiếu máu cục bộ cấp tính trong diện động mạch não giữa trái, với các biến đổi tín hiệu trên xung FLAIR (thường 4 đến 6 giờ sau khởi phát đột quỵ. Cộng hưởng từ mạch (MRA) thấy hình ảnh không đều của động mạch cảnh trong bên trái đoạn xa và động mạch não giữa bên trái đoạn gần. Xét nghiệm tăng đông không có gì đặc biệt ngoại trừ tăng nhẹ lipoprotein (a), và các thăm dò tìm nguyên nhân bệnh động mạch não cục bộ (ngoài viêm xoang và dịch ở tai giữa), bao gồm cả các kháng thể kháng varicella-zoster virus trong dịch não tủy, không phát hiện được gì bất thường.
Bình luận
Ca bệnh này minh họa đột quỵ trong bối cảnh bệnh động mạch não cục bộ. Bệnh động mạch não cục bộ có thể có tiến triển sớm, với phần lớn ca bệnh ổn định hoặc cải thiện ở thời điểm 6 tháng sau đột quỵ; tuy nhiên, khoảng 6% các ca bệnh vẫn tiếp tục tiến triển nặng lên.

2. Các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em


Các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em bao gồm:Bệnh lý tăng đông

  • Tăng homocystein máu
  • Các kháng thể kháng cardiolipin
  • Tăng lipoprotein (a)
  • Ung thư máu
  • Thiếu protein C
  • Thiếu protein S
  • Yếu tố V Leiden
  • Yếu tố II (đột biến prothrombin G20210A)

Các bệnh lý về máu

  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Tăng tiểu cầu thứ phát
  • Ung thư
Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu máu cục bộ ở trẻ nhỏ
Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu máu cục bộ ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng

  • Viêm màng não do vi khuẩn
  • Varicella nguyên phát và tái hoạt động
  • Viêm màng não do nấm
  • Viêm màng não do lao

Các thuốc

  • Asparaginase
  • Estrogen ngoại sinh
  • Các chất cấm (ví dụ: cocaine, methamphetamine)

Viêm/tự miễn

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm mạch hệ thống.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. Đặc biệt, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla được trang bị tối tân bởi hãng GE Healthcare (Mỹ) với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương mà lại giảm được thời gian chụp. Công nghệ Silent giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Với hệ thống MRI tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Vinmec là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín được khách hàng tin cậy.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ
    Đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

    Dịch tễ học thông báo tỷ lệ mới mắc của đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ (18 – 50 tuổi) đã tăng lên đáng kể. Những bệnh nhân trẻ này thường có mong muốn có thể ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • splostal
    Công dụng thuốc SPlostal

    Thuốc SPlostal được biết đến là thuốc có tác dụng đối với máu. Hiện nay các thông tin về công dụng của SPlostal vẫn chưa thật đầy đủ và chi tiết. Bài viết dưới đây xin được gửi đến các ...

    Đọc thêm
  • medotam 400
    Công dụng thuốc Medotam

    Medotam 400 là thuốc gì, có phải thuốc hướng tâm thần không? Với thành phần chính là Piracetam, thuốc Medotam 400 được dùng trong điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh lý não, thần kinh như chóng mặt, ...

    Đọc thêm
  • ceretam
    Công dụng thuốc Ceretam

    Ceretam là thuốc được dùng trong rung giật cơ, chóng mặt, thiếu máu cục bộ... Vậy khi sử dụng thuốc Ceretam cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Ceretam ...

    Đọc thêm
  • molantel
    Công dụng thuốc Molantel

    Molantel có thành phần chính là Cilostazol, thuộc nhóm ức chế kết tập tiểu cầu và giãn mạch. Thuốc Molantel chỉ định điều trị cơn đau cách hồi do bệnh động mạch chi dưới mạn tính để cải thiện khoảng ...

    Đọc thêm