Điều trị dính khớp quay trụ trên bẩm sinh

Dính khớp quay trụ trên là dị tật bẩm sinh tương đối phổ biến với tỷ lệ là 1/250.000. Dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh gây hạn chế chức năng vận động của cẳng tay. Điều trị dính khớp quay trụ trên chủ yếu bằng phẫu thuật ngoại khoa cắt xương xoay ngửa cẳng tay, tuy nhiên sau phẫu thuật bệnh nhân còn gặp nhiều biến chứng.

1. Tổng quan về dính khớp quay trụ trên bẩm sinh

Dính khớp quay trụ trên là dị tật bẩm sinh tương đối phổ biến (tỷ lệ gặp phải trên thế giới là 1/250.000), làm hạn chế chức năng sấp và ngửa của cẳng tay.

Dính khớp quay trụ trên được chia làm 2 loại, loại 1 là dính đầu xương quay vào trụ (có thể không có chỏm xương quay) và loại 2 là biến dạng chỏm xương quay, trật khớp ra trước hoặc sau.

Dính khớp trụ quay trên mặc dù đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt xương xoay ngửa cẳng tay nhằm phục chức năng của cẳng tay nhưng bệnh nhân còn gặp nhiều biến chứng hậu phẫu. Chẩn đoán và kiểm tra bằng cách chụp X-quang trước và sau khi phẫu thuật ở cả 2 vị trí là thẳng và nghiêng.

2. Chỉ định phẫu thuật ngoại khoa điều trị dính khớp quay trụ trên

Chỉ định phẫu thuật dính khớp quay trụ trên trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh ở một hoặc hai bên cẳng tay, có góc cẳng tay cố định sấp trên 60 độ.
  • Chức năng cẳng tay của bệnh nhân bị hạn chế, gặp khó khăn khi sử dụng muỗng, đũa, bưng bát, uống nước, rửa mặt, cài nút áo quần, ....
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Lưu ý, chống chỉ định phẫu thuật với bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính, mắc chứng rối loạn đông máu hoặc rối loạn tâm thần.

dieu-tri-dinh-khop-quay-tru-tren-bam-sinh-2
Bệnh nhân dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh có thể được chỉ định phẫu thuật khi các chức năng của cẳng tay bị hạn chế

3. Phẫu thuật ngoại khoa điều trị dính khớp quay trụ trên được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật ngoại khoa điều trị dính khớp quay trụ trên bẩm sinh gồm các bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Thực hiện kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật. Sau đó tiến hành gây mê toàn thân, gây tê tại chỗ, vô trùng vùng mổ.
  • Bước 2: Để bộc lộ xương trụ, dùng dao phẫu thuật rạch trên da mặt sau phía trong cẳng tay 3cm, cách mỏm trâm trụ 2cm.
  • Bước 3: Để bộc lộ xương quay, dùng dao phẫu thuật rạch trên da mặt trước phía ngoài cẳng tay 5cm, cách nếp khuỷu 5cm.
  • Bước 4: Sau khi bộc lộ xương quay, xác định khu vực dính khớp quay trụ trên và dùng cưa dây để cắt ngang, cắt rời xương quay tại vị trí dưới khu vực dính 2 xương với nhau từ 1 - 1,5cm, cắt đầu trên xương quay để làm ngắn xương còn khoảng 0,5 - 1cm.
  • Bước 5: Sau khi bộc lộ đầu dưới xương trụ, tiến hành cắt rời xương trụ và cách mỏm trâm trụ khoảng 3 - 5cm, cắt đầu dưới xương trụ để làm ngắn xương còn khoảng 0,5 - 1cm.
  • Bước 6: Tiến hành xoay ngửa để cẳng tay về vị trí trung gian, góc sấp cẳng tay từ 10 - 30 độ. Sau đó, dùng đinh Kirschner xuyên từ mỏm trâm quay và trâm trụ về trung tâm, bẻ cong đầu đinh.
  • Bước 7: Sử dụng bột để bất động cánh cẳng tay ngay tại bàn phẫu thuật.

4. Theo dõi và xử trí trong và sau phẫu thuật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh

Sau 6 - 8 tuần phẫu thuật, có thể tháo bột cho bệnh nhân khi chụp X-quang khẳng định được có canxi xương, liền xương. Sau 12 tuần có thể lấy đinh Kirschner tại phòng phẫu thuật khi chụp X-quang cho thấy can đinh. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo tuần (3, 6 tuần/lần), tháng (3, 6 tháng/lần), năm (1 năm/lần) để kiểm tra liền xương, đồng thời theo dõi trên lâm sàng.

Một số tai biến có thể xảy ra trong khi phẫu thuật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh:

Xử trí tai biến bằng cách nẹp bột cố định tư thế phù hợp, gác tay lên cao, cắt chỉ để nới lỏng vết mổ, dùng thuốc giảm phù nề.

Bổ sung vitamin B1 cho trẻ em để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
Một số tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh như: rối loạn dinh dưỡng, phồng rộp da,...

5. Phương pháp điều trị dính khớp quay trụ trên khác

Mặc dù điều trị dính khớp quay trụ trên bằng phẫu thuật cắt xoay xương là phương pháp phổ biến và được áp dụng chủ yếu hiện nay, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân gặp biến chứng không liền xương hoặc liền xương chậm lên đến 30% và chức năng sấp ngửa của bàn tay cũng còn hạn chế.

Ngoài phương pháp nêu trên, điều trị dị tật này còn có kỹ thuật tách rời khớp quay trụ trên và kết hợp chuyển gân sử dụng lưới silicon với ưu điểm là phục hồi được chức năng sấp ngửa của cẳng tay, bàn tay.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao, dị tật dính khớp quay trụ trên cần được phát hiện và xử trí can thiệp sớm. Khác với phương pháp phẫu thuật trên, kỹ thuật này cần được tiến hành khi trẻ 1 - 3 tuổi vì để càng lâu xương sẽ bị biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, dẫn đến rất khó phục hồi.

Điều trị dính khớp quay trụ trên bẩm sinh chủ yếu là phẫu thuật cắt ngắn và xoay ngửa xương. Để hạn chế xảy ra những biến chứng sau phẫu thuật, cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan