Có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ bao nhiêu tuổi nên bắt đầu ngủ một mình? Mặc dù các hướng dẫn về giấc ngủ an toàn gần đây nhất cho thấy cha mẹ nên ở chung phòng với con nhỏ cho đến khi chúng được ít nhất 6 tháng tuổi nhưng trong một nghiên cứu mới lại cho thấy đó có thể không phải là điều tốt nhất cho cả em bé hoặc những người khác trong gia đình.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra các khuyến nghị mới nhất cho rằng cha mẹ nên ở chung phòng nhưng không ngủ chung giường với trẻ trong ít nhất sáu tháng đầu đời và lý tưởng là một năm để giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vậy có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình?

1. Giấc ngủ trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trung bình ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng một số ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn tùy nhu cầu của trẻ. Ngoài ra, không có gì lạ khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi từ ngày này sang ngày khác; trẻ có thể ngủ ít hơn bình thường một ngày và sau đó "bắt kịp" bằng cách ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau. Hãy giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc và để trẻ của bạn ngủ bao nhiêu tùy thích miễn là bé thức dậy để bú, ăn uống đầy đủ và làm ướt ít nhất tám tã mỗi ngày.

Nhưng có lẽ bạn sẽ thấy rằng trẻ ngủ một phần lớn trong ngày, thức dậy chủ yếu để ăn và sau đó ngủ lại ngay sau đó. Thói quen này sẽ thay đổi trong vài tháng đầu tiên khi trẻ dần dần dành nhiều thời gian để thức và vui chơi. Tuy nhiên, các bà mẹ nên quan sát một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh để khám và được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế.

2. Có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình?

Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ trong sự tiếp xúc gần gũi với mẹ của chúng. Nhất là theo quan niệm phương Đông, ngủ chung với trẻ sẽ làm tăng tình cảm mẹ con, dễ dàng chăm sóc con vào ban đêm, dễ dàng cho con bú... Tuy nhiên theo quan niệm phương Tây, trẻ ngủ riêng sẽ tăng tính tự lập, cho trẻ được bầu không khí thoáng đãng để hít thở, và cũng tiện cho sinh hoạt của bố mẹ.

Phương Tây quan niệm trẻ ngủ một mình để rèn tính tự lập
Phương Tây quan niệm trẻ ngủ một mình để rèn tính tự lập

Theo nghiên cứu của Barack Morgan và các đồng nghiệp của Đại học Cape Town trên Tạp chí Tâm thần Sinh học. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 19 em bé sinh thường, đủ tháng, sinh mổ trong phòng hộ sinh. Như thường thấy ở nhiều nơi, những đứa trẻ Nam Phi này đã ở với mẹ trong bệnh viện trong 3 ngày sau khi sinh.

Khi trẻ ngủ, những đứa trẻ được quấn tã một cách lỏng lẻo và được giữ trong những cái nôi mở dọc theo giường của mẹ. Một số bé ngủ trong nôi, một số khác, trẻ sơ sinh ngủ da kề da trên ngực mẹ. Các nhà nghiên cứu đã đo lường sự thay đổi nhịp tim - một chỉ số hoạt động trong hệ thống thần kinh tự chủ - khi chúng tỉnh táo hơn và căng thẳng hơn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lý giải rằng một em bé đang ngủ trải qua hoạt động tự chủ gia tăng sẽ căng thẳng hơn.

Sau khi từng em bé được thử nghiệm trong cả hai điều kiện, các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả. Và sự khác biệt đã được thể hiện. Nhìn chung, khi bé ngủ một mình trong nôi, hoạt động tự chủ tăng 176%, giấc ngủ sâu ít hơn. Sự khác biệt là do nhiệt độ cơ thể. Bé có thể ấm hơn khi ngủ với mẹ. Sự ấm áp giúp làm tăng cường hoạt động tự chủ. Mặt khác, chúng ta biết rằng tiếp xúc da kề da có tác dụng chữa bệnh. Trong các thí nghiệm trên trẻ sinh non, những em bé tiếp xúc nhiều với da hơn đã trải nghiệm sức khỏe tốt hơn và trưởng thành não nhanh hơn.

Trong một nghiên cứu, tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh giúp ổn định tim mạch tối ưu 6 giờ sau đó. Trong số các em bé được chỉ định ngẫu nhiên vào lồng ấp, có ít hơn một nửa có tình trạng tim mạch ổn định. Các nhà nghiên cứu của nghiên cứu đó đã kết luận: Không nên tách trẻ sơ sinh ra khỏi mẹ.

Trẻ sơ sinh ngủ một mình có giấc ngủ sâu ít hơn
Trẻ sơ sinh ngủ một mình có giấc ngủ sâu ít hơn

Những câu hỏi được đặt ra: An toàn với trẻ sơ sinh khi ngủ một mình ra sao? Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thì sao? Có phải các nhà nghiên cứu ủng hộ rằng các bà mẹ ngủ với trẻ sơ sinh của họ? Có phải là nguy hiểm không khi cho trẻ sơ sinh ngủ một mình?

Nhưng những lo ngại về các yếu tố nguy cơ gây đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) đã khiến các quan chức y tế công cộng đưa ra một số thông điệp như: Em bé ngủ an toàn nhất một mình. Tuy nhiên đó một khẩu hiệu sai lệch. Chiếc giường kiểu phương Tây điển hình không phải là nơi an toàn cho trẻ ngủ. Trẻ ngủ với người chăm sóc kiệt sức, say xỉn hoặc uống thuốc có nguy cơ bị đột tử rất cao. Đặc biệt không nên để bé ngủ trên ghế, ghế sofa, hoặc bề mặt mềm mại với giường ngủ lỏng lẻo.

Bé sẽ không an toàn khi bị bỏ lại một mình trong phòng. Một nghiên cứu so sánh kết quả sức khỏe của trẻ sơ sinh ngủ trong giường cũi với kết quả sức khỏe của trẻ sơ sinh ngủ cùng mẹ theo các điều kiện đã từng phổ biến ở Nhật Bản truyền thống cho thấy, ngay cả trong những điều kiện an toàn nghiêm ngặt - trẻ sơ sinh vẫn có một vài nguy cơ nhỏ.

Để bảo vệ sức khỏe và an toàn khi ngủ của trẻ nhỏ, các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng hãy cho trẻ ngủ ở trong cũi thiết kế riêng đặt cạnh giường cha mẹ. Những vật dụng đặt trong cũi phải thực sự an toàn cho giấc ngủ của trẻ.

Cho bé ngủ trong cũi đặt cạnh giường bố mẹ là biện pháp an toàn nhất
Cho bé ngủ trong cũi đặt cạnh giường bố mẹ là biện pháp an toàn nhất

3. Khi nào nên để trẻ ngủ một mình?

Nên để trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ trong 6 tháng đầu.

Hầu hết các bậc cha mẹ chọn cho trẻ sơ sinh ngủ trong cũi hoặc giỏ bên cạnh giường bố mẹ cho đến khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi. Bạn có thể sử dụng cũi để có thể nâng lên và hạ xuống sao cho chúng hợp lý với giường của bạn. Điều này làm cho việc chăm sóc em bé của bạn trong những giờ ngủ dễ dàng hơn nhiều.

Nên chuyển bé ngủ từ cũi sang giường riêng từ từ. Bắt đầu bằng cách để cũi gần giường của bạn, sau đó, nếu bạn có không gian, hãy di chuyển cũi đi xa hơn.

Ngoài vấn đề về giấc ngủ, trẻ sơ sinh những tháng đầu sẽ có thể gặp phải nhiều vấn đề khác về ăn uống, tiêu hóa, trào ngược... Khi những vấn đề này kéo dài không cải thiện, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám sớm, hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nên để bé ngủ cùng phòng với bố mẹ trong 6 tháng đầu đời
Nên để bé ngủ cùng phòng với bố mẹ trong 6 tháng đầu đời

Ngoài việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Video đề xuất:

Hướng dẫn quấn ổ cho trẻ sơ sinh

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan