Chu vi vòng đầu của trẻ từ lúc mới sinh đến 33 tháng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thông số thể hiện mức độ phát triển và tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần kiểm tra định kỳ, đặc biệt là trong những năm đầu đời để có hướng xử lý thích hợp.

1. Chu vi vòng đầu là gì?

Với trẻ sơ sinh, đo chu vi vòng đầu cho bé là yếu tố rất quan trọng bên cạnh chiều cao và cân nặng. Đây là một trong số những thông số quan trọng để đánh giá sự phát triển não của bé ở mỗi tháng.

Chu vi vòng đầu, hay còn gọi chu vi chẩm là một phép đo đầu của trẻ bằng cách đo ngang chân mày phía trước, trên vành tai hai bên và ngang ụ chẩm phía sau. Dựa vào quá trình phát triển của chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể biết được tình trạng phát triển của con đang ở mức độ nào.

Chỉ số chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh theo độ tuổi
Với trẻ sơ sinh, đo chu vi vòng đầu cho bé là yếu tố rất quan trọng bên cạnh chiều cao và cân nặng

Quá trình đo chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh thường khó vì trẻ quấy khóc nhiều và không chịu giữ yên đầu. Nhưng khi có kết quả đo chu vi vòng đầu của trẻ chính xác nhất thì nên so sánh với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn nhằm xác định được tốc độ phát triển của bé theo tháng tuổi và giới tính.

Khi đo chu vi vòng đầu của trẻ tại nhà, phụ huynh có thể tự đo vòng đầu cho bé bằng cách dùng dây đo co giãn quấn vòng quanh phần rộng nhất của trán bé, ở ngay sát trên tai và điểm giữa của phía sau đầu. Nên đo đều đặn mỗi tháng một lần vào một ngày cố định để xem tốc độ phát triển của bé.

2. Các mốc tăng trưởng chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh

Tốc độ phát triển chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh thường rất nhanh. Từ tuần 20 thai kỳ đến khi bé 3 tuổi là giai đoạn trí não của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng 6 tháng đầu đời, chu vi vòng đầu trẻ sẽ to hơn khoảng 2cm so với ngực. Nhưng từ 6 tháng - 2 tuổi thì số đo vòng ngực và đầu của bé sẽ tương đương nhau. Tuy nhiên, từ 2 tuổi trở lên, kích thước cơ thể bé sẽ phát triển nhanh hơn so với kích thước vòng đầu.

Để biết kích thước chu vi vòng đầu trung bình của bé từ 0 - 33 tháng tuổi có đang phát triển đúng tốc độ không, phụ huynh có thể tham khảo thông tin dưới đây để kiểm tra và theo dõi:

  • Chu vi vòng đầu của bé lúc mới sinh là 34,8 cm;
  • Chu vi vòng đầu của bé 3 tháng tuổi là 40 cm
  • Bé 6 tháng tuổi là 42,4 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 8 tháng tuổi trong khoảng từ 43 đến 44 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 12 tháng là 45 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 15 tháng là 45,8 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 18 tháng là 46,5 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 21 tháng là 47 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 24 tháng là 47,5 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 27 tháng là 47,8 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 30 tháng là 48,2 cm
  • Chu vi vòng đầu của bé 33 tháng là 48,4 cm.
Trẻ sơ sinh
Tốc độ phát triển chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh thường rất nhanh

3. Những dấu hiệu bất thường với chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh

Chu vi vòng đầu của trẻ phát triển không bình thường là khi quan sát thấy đầu của bé không tăng nhanh hoặc khi đo vòng đầu không nằm trong phạm vi an toàn. Chu vi vòng đầu lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều đều là biểu hiện dấu hiệu bất thường. Cụ thể:

  • Vòng đầu trẻ lớn bất thường: Trường hợp này có thể do dầu lớn bẩm sinh hoặc bị não úng thủy dẫn đến bé sẽ bị mắt trợn ngược, chậm phát triển...
  • Vòng đầu trẻ nhỏ: Có thể não không phát triển tốt hoặc ngừng phát triển. Vòng đầu nhỏ thường do bất thường não, di chứng não...

Đo chu vi vòng đầu là một phương pháp kiểm tra sức khỏe cho sự phát triển của bé. Vì vậy, phụ huynh nên đo vòng đầu của trẻ sơ sinh thường xuyên cho đến khi bé 3 tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

109.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan