Cho trẻ ăn vào ban đêm đến 2 năm đầu đời

Tất cả chúng ta đều biết việc thức dậy vào ban đêm để chăm sóc hoặc cho đứa con mới chào đời của mình ăn đêm là một phần của tình mẫu tử, và những lần cho con bú yễn tính trong đêm có thể là một hành động yên bình và tuyệt vời nhất. Tuy nhiên sẽ đến lúc tầm quan trọng của giấc ngủ của bạn và cả của bé cần được ưu tiên hơn tất cả những lần ăn đêm đó. Vậy khi nào có thể dừng việc cho trẻ ăn ban đêm? Đây là câu hỏi của hầu hết các bậc phụ huynh.

1. Có nên cho trẻ ăn ban đêm không?

Cho ăn hay không cho trẻ ăn giữa đêm - đó là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha, làm mẹ. Các chuyên gia đồng ý rằng nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ ăn bất cứ khi nào trẻ thức giấc vào ban đêm.

Nhưng khi trẻ đã vượt qua mốc 6 tháng, hãy bỏ qua bữa ăn nhẹ lúc nửa đêm. Mục đích là tách biệt việc ăn uống với việc đi ngủ để nếu trẻ thức dậy vào ban đêm, trẻ sẽ không cần vú mẹ hoặc bình sữa của bạn để ngủ trở lại.

Phần lớn trẻ mới biết đi không cần cho ăn vào ban đêm để phát triển bình thường. Nhìn chung, trẻ mới biết đi sẽ nhận đủ dinh dưỡng chúng cần thông qua các bữa ăn vào ban ngày, dù trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Lý do mẹ nhiễm HIV không nên cho trẻ vừa bú sữa mẹ, vừa uống sữa ngoài
Khi trẻ đã vượt qua mốc 6 tháng, hãy bỏ qua bữa ăn nhẹ lúc nửa đêm

2. Số lần ăn đêm của trẻ theo độ tuổi

Nhiều trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục tỉnh giấc vào ban đêm để bú cho đến khi chúng được hai hoặc ba tuổi. Trẻ 2 - 3 tuổi đã qua độ tuổi cần bú, chúng ăn đêm chỉ vì cơ thể bé nhỏ của chúng đã quen với lượng calo ban đêm.

Thường thì những lần cho bú này cứ quẩn quanh vì cũng có liên quan đến giấc ngủ, trẻ có thể đòi hỏi phải bú để đi vào giấc ngủ. Điều này có nghĩa là bé có thể thức dậy vào cuối mỗi chu kỳ ngủ 60-90 phút và cần ăn để ngủ tiếp, ngay cả khi bé không cần ăn nữa. Đôi khi việc cho ăn này có thể chỉ là một cách dưỡng sinh thoải mái ngắn ngủi và đôi khi nó có thể duy trì lượng calo nạp vào khi không cần thiết.

Trước khi thực hiện các bước để giảm số lần bú, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang yêu cầu bé làm điều gì đó mà bé có thể đạt được! Nếu con bạn khỏe mạnh và tăng cân tốt, thì hãy xác định xem con bạn có thể cần bao nhiêu lần bú vào ban đêm dựa trên biểu đồ bên dưới. Biểu đồ cho thấy các cách cho ăn ban đêm phổ biến và kỳ vọng hợp lý đối với trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên.

Đồng thời, bạn luôn luôn cần kiểm tra với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng bé đã sẵn sàng để ăn ít hơn vào ban đêm và luôn điều chỉnh theo độ tuổi của bé dựa trên ngày sinh. Nếu em bé của bạn ăn nhiều hơn những gì được chỉ ra trên biểu đồ này, và bạn đang cảm thấy và hài lòng với tình trạng của mình, bạn không có vấn đề gì phải giảm số lần ăn đêm của trẻ. Nếu con bạn ăn ít hơn và bác sĩ nhi khoa của bạn hài lòng với việc tăng cân và tăng trưởng, điều đó có nghĩa là trẻ không cần tới các bữa ăn đêm nữa.

Biểu đồ cho trẻ ăn ban đêm theo độ tuổi:

  • Trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi:
    • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 3 - 5 lần ăn mỗi đêm.
    • Trẻ uống sữa công thức cần 2 - 4 lần ăn mỗi đêm.
    • Lưu ý: trẻ sơ sinh cần được ăn suốt ngày, trẻ không nên bị bỏ đói quá 4 giờ, cách tốt nhất là cho trẻ ăn theo nhu cầu và các bữa không cách nhau quá 3 giờ.
  • Trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi:
    • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 3 - 4 lần ăn mỗi đêm.
    • Trẻ uống sữa công thức cần 2 - 3 lần ăn mỗi đêm.
    • Hãy chú ý đến giấc ngủ của con bạn trong 4 tháng đầu. Nếu con bạn đột nhiên thức giấc nhiều hơn, điều đó có thể ít liên quan đến nhu cầu ăn, mà thường liên quan đến việc thay đổi giấc ngủ nhiều hơn.
  • Trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi:
    • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 1 - 3 lần ăn mỗi đêm.
    • Trẻ uống sữa công thức cần 1 - 2 lần ăn mỗi đêm.
    • Bạn có thể thấy rằng, số lần ăn đêm của trẻ bắt đầu giảm đi vào thời điểm này, cũng như giấc ngủ của trẻ đã thay đổi. Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ ngủ ít hơn vào ban ngày và sẽ ngủ một giấc dài vào ban đêm.
  • Trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi:
    • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 0 - 3 lần ăn mỗi đêm.
    • Trẻ uống sữa công thức cần 0 - 1 lần ăn mỗi đêm.
    • Các chuyên gia nhận thấy rằng, hầu hết những trẻ bú sữa công thức đến thời điểm này đều bắt đầu cai sữa ban đêm. Họ cũng khuyến cáo tất cả trẻ em cả bú sữa mẹ và bú sữa công thức đều có thể cai sữa đêm ở giai đoạn này, nếu điều đó giúp cho bạn và bé cảm thấy thoải mái.
Mẹ nâng ngực có nên cho trẻ bú? (Phần 2)
Trẻ 7-9 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn cần 0-3 lần ăn mỗi đêm
  • Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi:
    • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần 0 - 2 lần ăn mỗi đêm.
    • Trẻ uống sữa công thức cần 0 - 1 lần ăn mỗi đêm.
    • Những trẻ uống sữa công thức hầu như luôn hoàn thành việc uống sữa trước khi đi ngủ lúc trẻ được 12 tháng tuổi. Nếu em bé của bạn được 10 - 11 tháng tuổi và vẫn còn ăn đêm, điều này hoàn toàn bình thường, nhưng hãy cố gắng để giảm số lần ăn đêm xuống còn 1 lần, nếu có thể.

Những lần cho ăn đêm này được coi là tiêu chuyển với giả định em bé khỏe mạnh, tăng cân đúng mức, không bị dị ứng thức ăn hoặc các vấn đề bệnh lý khác,...

3. Khi nào có thể cai sữa đêm cho trẻ?

Thực sự không hề đơn giản để biết chính xác khi nào con của bạn sẵn sàng để cai sữa đêm. Thời điểm cai sữa đêm của mỗi bé là khác nhau. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, nhưng chúng ta cũng không thể đưa ra một quyết định đơn giản là con bạn đến độ tuổi này thì phải cai sữa đêm.

Bởi ngoài yếu tố tuổi của trẻ, việc cai sữa đêm còn cần tính đến các yếu tố sức khỏe của trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh có thể cần bú đêm lâu hơn những đứa trẻ khác, đặc biệt nếu chúng có vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra, việc cai sữa đêm cho trẻ đôi khi còn phụ thuộc vào sở thích của cha mẹ. Một bà mẹ có thể muốn tiếp tục cho con bú đêm ngay cả khi chúng không còn cần thiết nữa, đơn giản vì họ yêu khoảng thời gian đặc biệt đó với con mình.

Tuy nhiên, câu hỏi về thời gian cai sữa đêm cho trẻ được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, chính vì vậy cần phải có căn cứ để xác định thời điểm này một cách tương đối. Bạn có thể đánh giá xem con bạn đã sẵn sàng cho việc cai sữa đêm hay chưa thông qua việc trả lời 5 câu hỏi sau đây:

  • Con bạn chỉ thức từ 1 - 2 lần mỗi đêm để bú?
  • Con bạn luôn ngủ ngay sau khi bú xong?
  • Con bạn không cần bú để đi vào giấc ngủ?
  • Con bạn đã ăn 3 bữa cháo mỗi ngày hay chưa?
  • Con bạn dưới 9 tháng tuổi?

Thông qua việc trả lời các câu hỏi này, bạn có thể xác định xem con bạn đã đến thời điểm cần cai sữa đêm hay trẻ cần thêm một thời gian nữa để thực hiện điều này.

Bé gái 18 tháng cai sữa được không?
Thực sự không hề đơn giản để biết chính xác khi nào con của bạn sẵn sàng để cai sữa đêm.

4. Bạn nên làm gì nếu trẻ vẫn muốn ăn đêm?

Bạn nên làm gì nếu trẻ vẫn muốn ăn đêm? Dưới đây là lời khuyên đến từ các nhà tâm lý học trẻ em và chuyên gia về giấc ngủ Jodi Mindell , các chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, và các bác sĩ nhi khoa Richard Ferber, T. Berry Brazelton và William Sears .

  • Theo Mindell: Ở độ tuổi này, con bạn cần được cung cấp đủ dinh dưỡng vào ban ngày để không cần ăn đêm. Bạn có thể khiến trẻ khó ngủ hơn nếu tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc cho trẻ bú bình khi trẻ thức đêm.

Nếu bạn đang cho con bú, hãy rút ngắn dần thời gian cho con bú. Thay đổi thời gian cho con bú sao cho không gần đến giờ con bạn ngủ và nhờ người khác đưa con đi ngủ để con không ngửi thấy mùi sữa của bạn.

Bạn có thể cắt bỏ việc bú bình bằng cách giảm lượng sữa công thức xuống 1 ounce (khoảng 28g) sữa mỗi đêm.

  • Một chuyên gia khác cho biết: nếu con bạn đã quen với việc ăn nhiều vào ban đêm, thì đã đến lúc bạn phải huấn luyện lại dần dần. Ví dụ, nếu bạn đã cho trẻ uống sữa khi trẻ thức dậy, hãy pha loãng sữa hoặc chuyển sang nước và dần dần ngừng cho trẻ uống bất cứ thứ gì. Bé cần học rằng ban đêm là để ngủ.
  • Quan điểm của Ferber: cố gắng không kết hợp việc cho trẻ ăn với việc trẻ đi ngủ. Nếu trẻ ngủ quên khi đang ăn, hãy dừng lại và đặt trẻ vào nôi. Khi trẻ lớn hơn, hãy giảm dần số lần và tần suất cho trẻ bú.
  • Quan điểm của Brazelton: nếu con bạn vẫn muốn uống hết bình sữa, bạn có thể biến nó thành một phần của nghi thức trước khi đi ngủ, cùng với một câu chuyện, v.v. Ở độ tuổi này, bé cần sự thoải mái và thư giãn hơn bất cứ thứ gì khác.
  • Quan điểm của Sears: bạn cần cố gắng dạy cho con bạn nhiều cách đi vào giấc ngủ không liên quan đến việc ăn uống để trẻ không bị bó buộc vào việc cần thức ăn để giúp trẻ ngủ.

Ví dụ bạn có thể đưa cho trẻ một bình sữa trên ghế bập bênh và sau đó giúp trẻ ôm đồ vật chuyển tiếp, chẳng hạn như một con gấu bông. Sau đó chuyển con bạn và gấu bông lên giường, nhưng hãy để lại bình sữa.

.

Sữa mẹ có tự hết khi không cho con bú?
Nếu bạn đang cho con bú, hãy rút ngắn dần thời gian cho con bú

Nói chung, một em bé cần được cung cấp đủ lượng calo cần thiết vào ban ngày để có thể loại bỏ bữa ăn đêm. Điều này thường xảy ra vào khoảng 4 - 6 tháng tuổi đối với trẻ bú sữa công thức và khoảng 6 - 10 tháng đối với trẻ bú sữa mẹ.

Các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng cai sữa đêm muộn nhất là khi trẻ được 8 - 9 tháng tuổi, hoặc sớm hơn nếu bạn cảm thấy con bạn đã sẵn sàng. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn vào ban ngày của trẻ.

Trẻ cần một lượng calo nhất định vào ban ngày, nhưng nếu trẻ đã nhận được một số lượng calo này vào ban đêm, trẻ sẽ không ăn nhiều hơn vào ban ngày. Và khi trẻ không ăn nhiều hơn vào ban ngày, trẻ sẽ cần ăn nhiều hơn vào ban đêm. Như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn mãi không dừng.

Chính vì vậy, đôi khi trẻ thực sự cảm thấy đói vào ban đêm, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không thể đi ngủ cả đêm mà không được bú. Đơn giản là bạn cần điều chỉnh lượng ăn ban ngày của trẻ, bạn cần kiên nhẫn để thực hiện điều này. Qua đó sẽ giúp bạn và bé có giấc ngủ ban đêm dài hơn và ngon hơn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

172K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan