Cho bé ăn bữa phụ lúc nào? Những lưu ý khi cho bé ăn bữa phụ

Bữa ăn phụ rất quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng đối với quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra, bữa ăn phụ còn giúp tăng cường dinh dưỡng cho bé, đặc biệt ở những trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, thể tích dạ dày của bé còn nhỏ, không thể nạp được nhu cầu thực ăn lớn, vì vậy việc chia nhỏ bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ sẽ giúp cho quá trình hấp thu được tốt hơn. Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì khi cho bé ăn bữa phụ?

1. Trẻ bao nhiều tháng cần bổ sung bữa ăn phụ?

Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ các bữa ăn phụ bao gồm sữa chua, phomai, trái cây,... Bữa ăn phụ tùy thuộc vào số lượng và lứa tuổi của trẻ, không nhất thiết phải ăn đầy đủ hay quá cầu kỳ trong việc chế biến. Đối với những trẻ đủ cân nặng vẫn nên có bữa ăn phụ bởi vì độ tuổi này rất cần bổ sung vitamin và chất khoáng từ trái cây.

2. Nên cho bé ăn bữa phụ lúc nào?

“Cho bé ăn bữa phụ lúc nào?” luôn là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi cho con ăn bữa phụ. Bữa ăn phụ của trẻ phụ thuộc vào bữa chính và không nhất thiết phải cố đinh theo đúng khung giờ đó mà nên có một giờ riêng cho mỗi trẻ. Nếu cho trẻ ăn bữa ăn phụ thì cần phải cách xa bữa chính ít nhất từ 1-1,5 tiếng sẽ giúp cho trẻ hấp thu bữa ăn chính tốt hơn.

Bữa ăn phụ cho trẻ thường là trái cây, sữa, pho mai nên lượng đường rất cao, điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị đầy bụng và không còn cảm giác thèm ăn bữa chính nữa. Do vậy, tùy theo thời gian ăn bữa chính của trẻ mà cha mẹ lựa chọn giờ ăn hợp lý cho con. Bữa phụ cho bé ăn lúc mấy giờ? Cha mẹ cần nhớ nguyên tắc là cho ăn giờ nào cũng được nhưng bữa chính tiếp theo đó không được gần với thời gian ăn bữa phụ.

3. Cho trẻ ăn bữa phụ như thế nào?

Bữa ăn phụ của trẻ cần có sự cân đối giữa những thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp. Cha mẹ phải tập cho trẻ ăn đúng bữa bởi vì nó rất cần thiết cho sự phát triển và tuyệt đối không để trẻ ăn vặt nhiều thứ trong ngày.

Những món ăn phụ có thể là hoa quả, bánh, sữa chua hoặc phomai,... nhưng số lượng vẫn phải đủ cho một bữa ăn tùy theo lứa tuổi của con. Nếu trẻ trên 2 tuổi, ngoài uống sữa trẻ sẽ cần bổ sung những thực phẩm khác. Nếu trong trường hợp trẻ không ăn thức ăn bổ sung thì phải tìm những cách chế biến đa dạng để giúp trẻ có hứng thú hơn. Để bữa ăn phụ được hoàn chỉnh có thể kết hợp với bữa ăn chính, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một thực đơn phù hợp cho trẻ. Điều này giúp bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cho bé ăn bữa phụ lúc nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ
Cho bé ăn bữa phụ lúc nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ

4. Bữa ăn phụ có thể bảo quản lâu được không?

Hiện nay nhiều bà mẹ không có đủ thời gian nấu ăn cho con, vì vậy thường nấu một lần rồi bảo quan trữ đông bữa ăn phụ. Tuy nhiên, khi muốn bảo quản ngăn thức ăn cho trẻ thì không nên trộn tất cả thức ăn vào nhau để nấu cùng mà cần chế biến riêng từng loại. Ví dụ các loại rau không nên nấu trước mà chỉ nên sơ chế bằng cách làm sạch hoặc có thể xay nhỏ chia từng bữa. Khi đến bữa có thể mang ra rã đông và nấu. Các thành phần khác như thịt hoặc cháo cũng nên nấu riêng. Bởi vì khi nấu trộn lẫn thức ăn với bất kỳ nhiệt độ sôi hay lạnh nào cũng sẽ làm biến chất và mùi của thực phẩm. Vì vậy, các mẹ nên chế biến sẵn những nguyên liệu, sau đó có thể làm chín cùng với thịt và gạo trước khi cho trẻ ăn. Đây là một biện pháp có thể tiết kiệm thời gian cho mẹ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như mùi vị thơm ngon của thức ăn.

Tóm lại, bữa ăn phụ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn, bởi vì dạ dày trẻ còn nhỏ không thể chứa đầy thức ăn nhiều trong bữa chính sẽ giúp trẻ nhanh đói. Vì vậy, bữa ăn phụ sẽ giúp nạp năng lượng cho trẻ, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý trong cách bảo quản, chế biến cũng như thời gian để trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất

Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan