Chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi

Với các bậc cha mẹ có con gái, chỉ số chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đánh giá được sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây.

1. Chỉ số chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi

Chiều cao bé gái 15 tháng tuổi trung bình là bao nhiêu? Theo tiêu chuẩn, bé gái 15 tháng tuổi có chiều cao ở khoảng 72 - 83cm, trung bình là 77.5cm. Còn cân nặng bé gái 15 tháng tuổi là bao nhiêu? Theo tiêu chuẩn, bé gái 15 tháng tuổi có cân nặng trong khoảng 7.6 - 12.4kg, trung bình là 9.6kg. Cha mẹ cần nắm được bé gái 15 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm để biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ cho phù hợp.

2. Chăm sóc bé gái 15 tháng tuổi như thế nào?

Ở giai đoạn 15 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ gần như đã phát triển toàn diện. Các cơ quan tiêu hóa không còn non yếu và nhạy cảm như giai đoạn trước. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng cao và đòi hỏi một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực đơn cho trẻ 15 tháng tuổi ngoài việc duy trì cho bé bú sữa mẹ tới khi được 24 tháng tuổi thì còn cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ thực phẩm bên ngoài nhằm đảm bảo bé phát triển toàn diện.

2.1 Các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ

Trẻ 15 tháng ăn gì để tăng cân tốt? Một số nhóm thực phẩm tốt cho trẻ gồm:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Ngoài sữa mẹ và sữa bột thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa và phô mai để bổ sung canxi, sắt và các dưỡng chất khác.
  • Thực phẩm giàu protein: Trẻ 15 tháng tuổi khá hiếu động, thích khám phá nên bé sẽ cần thêm nhiều protein để cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ bắp chắc khỏe. Do vậy, phụ huynh nên cho trẻ ăn một lượng lớn thực phẩm như trứng, thịt bò, đậu phụ, thịt gà, thịt lợn,...
  • Rau củ: Bạn nên cho trẻ nếm các món rau củ được nấu chín mềm như bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cải bó xôi,... Những loại thực phẩm này giàu khoáng chất nên hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ.
  • Trái cây: Trẻ 15 tháng tuổi có thể ăn trái cây với khẩu phần hợp lý. Những loại trái cây tốt cho trẻ như chuối, táo, cam,...
  • Cơm và món ăn từ ngũ cốc: Trẻ 15 tháng tuổi có thể ăn cơm mềm, cơm nát,... Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ nếm các món ăn từ nui, mì, phở được hầm mềm, cắt nhỏ hay ruột bánh mì,...
chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi
Bổ sung thực phẩm giàu protein để cải thiện chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi

2.2 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 15 tháng tuổi

  • Không nên cho trẻ ăn các loại hạt, trái cây có hạt như nho, dưa hấu, mận, ổi,... nếu chưa được tách hạt. Các loại kẹo cứng, kẹo cao su, bỏng ngô,... cũng là thực phẩm không nên cho trẻ ăn. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn các món này tới khi bé được ít nhất 4 tuổi (khi trẻ có thể nhai tốt để tránh tai nạn hóc, nghẹn,...).
  • Trẻ có thể không hứng thú với một bữa ăn có khẩu phần lớn hoặc trở nên kén chọn với thực phẩm. Điều này là hoàn toàn bình thường nên phụ huynh không cần quá lo lắng.
  • Bạn không nên cho trẻ ăn những miếng thức ăn lớn để tránh hóc, nghẹn.
  • Khẩu phần ăn cho bé gái 15 tháng tuổi bằng 1⁄4 khẩu phần ăn của người lớn. Bên cạnh 3 bữa chính, nên cho bé ăn thêm 2 - 3 bữa phụ/ngày với các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa,...
  • Chú trọng việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng thường xuyên và đúng cách, tránh làm tổn thương lợi, ngừa sâu răng cho trẻ. Cha mẹ nên dùng vải sạch hoặc các miếng gạc mỏng để lau răng và lưỡi cho trẻ, đặc biệt là sau cữ sữa trước giờ đi ngủ của bé.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi chiều cao cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi. Để trẻ phát triển thể chất và trí não toàn diện, cha mẹ nên đa dạng thực đơn cho bé, đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, trẻ 15 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan