Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn sau ốm

Trẻ ốm biếng ăn là một vấn đề phổ biến và cũng là một mối lo ngại của nhiều người bố mẹ. Khi bị ốm, đa số những đứa trẻ sẽ bị mất khẩu vị và trở nên biếng ăn, góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng có thể gây nguy hiểm đến trẻ, đặc biệt cho trẻ dưới 2 tuổi.

1. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng sau ốm?

Các chuyên gia nhận thấy rằng, trong thời gian bị bệnh, trẻ có thể chán ăn, khó nuốt, khó bú do ho hoặc nghẹt mũi. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp phải tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng, mất năng lượng dự trữ, mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hậu quả dẫn đến sự phát triển của trẻ thường chậm lại, thậm chí trẻ bị suy dinh dưỡng sau ốm dù chỉ bị bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.

Những đợt bệnh thông thường lặp đi lặp lại như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt rét hoặc sởi làm suy giảm tình trạng dinh dưỡng tổng thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ đó làm suy giảm khả năng miễn dịch của trẻ.

Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A và kẽm làm suy yếu cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Theo các thống kê, trung bình trong một năm, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể bị tiêu chảy năm lần và bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) hơn sáu lần. 80% trường hợp tử vong liên quan đến dinh dưỡng xảy ra ở trẻ em nhẹ cân hoặc nhẹ cân vừa phải.

Tóm lại, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng sau ốm khá cao, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Cho trẻ ăn uống thích hợp cả trong và sau khi ốm là điều rất quan trọng.

trẻ suy dinh dưỡng sau ốm
Trẻ bị suy dinh dưỡng sau ốm xảy ra khá thường xuyên, nhất là ở các bé dưới 2 tuổi

2. Nguyên tắc chăm sóc trẻ mới ốm dậy biếng ăn

Để đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ mới ốm dậy, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Khuyến khích trẻ uống và ăn thêm thức ăn ngay từ khi đang ốm đến sau khi ốm để giúp chúng phục hồi nhanh chóng
  • Bố mẹ hoặc người chăm sóc nên giữ thái độ kiên nhẫn, động viên trẻ ăn uống, không tạo sức ép lên trẻ.
  • Nên cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn trẻ thích
  • Cho ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, giàu chất dinh dưỡng
  • Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt với những đứa trẻ thường xuyên bị ốm vặt. Cho trẻ bú thường xuyên hơn
  • Cho ăn trong thời gian phục hồi

3. Chế độ dinh dưỡng cho một số bệnh lý

3.1 Tiêu chảy

Trẻ em có nguy cơ cao mắc tiêu chảy trong độ tuổi từ khoảng 6 đến 11 tháng. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Các đường cong tăng trưởng thường giảm mạnh trong giai đoạn này.

Tư vấn về việc cho con bú là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy có khả năng không được bú mẹ hoàn toàn. Đối với hầu hết trẻ em, việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong thời gian bị tiêu chảy cấp có thể rút ngắn đáng kể thời gian bị bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Phần lớn các trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do mất nước. Tuy nhiên, ngay cả khi một đứa trẻ không bị mất nước cũng nên được bổ sung thêm chất lỏng và tiếp tục cho ăn để tăng tốc độ hồi phục. Trẻ có dấu hiệu mất nước mức độ trung bình trước tiên cần được bù nước, cho dù vẫn đang cho bú bình thường.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy không mất nước:

  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn - hãy cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn trong mỗi lần bú. Cung cấp thêm nước sạch hoặc dung dịch chứa nước và điện giải (oresol) để ngăn mất nước.
  • Nếu không được bú sữa mẹ - hãy cho trẻ uống sữa như bình thường. Cung cấp thêm nước sạch hoặc oresol tương tự như trẻ bú mẹ.

Trẻ trên 6 tháng tuổi bị tiêu chảy không mất nước

  • Cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn ở mỗi cữ bú.
  • Cho uống nhiều nước hơn bình thường để ngăn ngừa mất nước.
  • Các chất lỏng nguy hiểm cần tránh khi bị tiêu chảy bao gồm các loại thức uống đóng chai có đường hóa học, nước ép trái cây đóng hộp và trà có đường. Các chất lỏng có tác dụng kích thích, lợi tiểu như cà phê hoặc một số loại trà thuốc cũng nên tránh.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn bình thường và không cần thiết phải pha loãng thức ăn. Tiếp tục cho trẻ ăn để thúc đẩy tốc độ phục hồi chức năng đường ruột và khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tiêu chảy và mất nước vừa phải

Trẻ có dấu hiệu mất nước khi bị tiêu chảy cần phải được bù nước, tốt nhất là dùng oresol đóng gói theo cân nặng và độ tuổi, dùng bằng thìa hoặc cốc sạch.Ngoài ra:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong thời gian bù nước bất cứ khi nào trẻ muốn.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ, cho uống 100-200 ml nước sạch trong quá trình bù nước; sau đó tiếp tục với sữa công thức.
  • Đối với trẻ lớn hơn, hãy tiếp tục cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn. Bắt đầu cho ăn sau thời gian bù nước khoảng bốn giờ.
trẻ ốm biếng ăn
Cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ốm dậy biếng ăn

Mất nước nghiêm trọng

Một đứa trẻ bị mất nước nghiêm trọng cần được điều trị bằng đường tĩnh mạch và phải nhập viện.

Bù nước là việc không thể thiếu. Tiêu chuẩn vàng để bù nước là oresol đóng gói. Có thể mất bốn giờ hoặc hơn để bù nước cho trẻ, cho trẻ uống ORS bằng cốc hoặc thìa. Việc bù nước bằng các chất lỏng có nguồn gốc từ thực phẩm chẳng hạn như cháo gạo loãng “thường mặn” cũng có hiệu quả như việc cung cấp ORS tiêu chuẩn.

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy có thể gây hại khi không có chỉ định của bác sĩ. WHO hiện khuyến nghị sản phẩm oresol có nồng độ thẩm thấu thấp được sử dụng ở trẻ em để làm giảm triệu chứng tiêu chảy và thời gian bị bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy nên được quay trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt. Thức ăn cần được nấu chín kỹ và nghiền hoặc xay để dễ tiêu hóa, nhưng không được nấu loãng. Tiếp tục bổ sung chất béo và dầu để cung cấp năng lượng.

Nên cho thịt, cá hoặc trứng nếu có. Thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối, rất có lợi với những đứa trẻ mới ốm dậy biếng ăn. Chế độ ăn nhiều chuối và pectin cũng làm giảm đáng kể lượng phân và nôn mửa.

3.2 Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (viêm phổi)

Ngay cả nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính mức độ nhẹ cũng có thể gây ngạt mũi hoặc ho, dẫn đến khó khăn khi bú. Trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể bị sặc thức ăn khi ho. Nếu trẻ bú mẹ không thể bú bình thường, nên vắt sữa bằng cốc và thìa. Cho trẻ ngồi dậy; cho ăn từ từ nhỏ.

Mẹ có thể cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và tự tin hơn bình thường khi cho con bú.

3.3 Bệnh sởi

Trẻ bị sởi vẫn có thể bị tiêu chảy nặng cũng như các vấn đề về hô hấp kèm theo sốt cao. Trẻ có thể bị lở loét bên trong miệng.

Những đứa trẻ bị sởi cần được cung cấp đủ nước. Chế biến thức ăn nên lưu ý các loại thức ăn mềm, nghiền, không cay và ít gia vị

Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn sau ốm cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan