Cảnh giác với mụn bất thường ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực ra khá phổ biến ở các bé sơ sinh. Thông thường mụn có thể xuất hiện ngay sau khi bé sinh ra, cũng có thể là sau vài tuần sau sinh. Cha mẹ hoàn toàn không nên chủ quan với mụn trứng cá ở trẻ, cần phát hiện và tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Trẻ sau sinh khoảng một tuần hoặc mới sinh sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti tại trán, mặt, chân tay,... Mụn này sẽ tự mất sau vài ngày và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên có một số loại mụn trứng cá bệnh lý phải được điều trị, dùng thuốc mới có thể chữa khỏi cho trẻ.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là nang kê, mụn sữa. Thông thường, có đến 20% số trẻ sơ sinh ra đời có mụn trứng cá. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể do những hormone trẻ nhận được từ mẹ, hoặc có thể do trẻ bị phì đại tuyến bã. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sau khi được sinh ra.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nang kê hay mụn sữa
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nang kê hay mụn sữa

Những đốm mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Vùng da mọc mụn này càng tấy đỏ thì càng gây khó chịu cho trẻ, da trẻ bị kích ứng, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ, hoặc các chất tẩy rửa...

Mụn trứng cá bình thường sẽ biến mất trong vài tuần sau khi xuất hiện, hoặc lâu hơn có thể là vài tháng sẽ biến mất dần mà không để lại dấu vết gì trên da trẻ. Tuy nhiên nếu trong vòng 3 tháng mà mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh vẫn không có dấu hiệu biến mất thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn điều trị đúng cách, kịp thời.

2. Một số loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số trường hợp mụn xuất hiện trên da nhưng không hẳn là mụn trứng cá. Một số nốt mụn xuất hiện như phát ban hoặc có vảy, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như hạn cứt trâu (bệnh lở chốc da đầu) hoặc viêm da thể tạng (eczema). Theo đó, các trường hợp mụn ở trẻ sơ sinh không thể chủ quan là:

  • Viêm da thể tạng

Với 15-20% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh này. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi với dấu hiệu là các nốt đỏ như mụn, ngứa ngáy, khô da, thậm chí rỉ nước và có kết vảy trên da bé.

Bên cạnh đó, cha mẹ vệ sinh sạch sẽ một cách thái quá cho trẻ sơ sinh sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu dần, biến mất tạo điều kiện cho bệnh về da phát triển, tấn công. Bởi vậy cha mẹ không nên giữ gìn trẻ quá cẩn thận, đó không phải là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh về da cho con nhỏ.

  • Mề đay

Bệnh có có biểu hiện như phát ban trên da, các nốt mụn như muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Trẻ sơ sinh có thể mắc mề đay từ rất sớm.

  • Rôm sảy:

Bệnh xuất hiện khi cơ thể trẻ bị nóng quá, nốt rôm sảy xuất hiện ở trán, cổ, các nếp da kín của trẻ. Nốt rôm sảy có hình tròn, màu đỏ, mọc nhiều, lít chít trên da. Giữ mát, thoáng cho cơ thể trẻ sẽ giúp các nốt rôm sảy biến mất.

Rôm sảy xuất hiện khi cơ thể trẻ bị nóng quá
Rôm sảy thường xuất hiện ở trán hay cổ khi cơ thể trẻ bị nóng quá

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị mụn trứng cá

Khi trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá hay các loại mụn nốt nói trên, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và điều trị để trẻ sớm khỏi mụn và hạn chế tối đa mụn lan sang các vùng cơ thể khác. Một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá gồm:

  • Không được dùng các loại thuốc trị mụn mà không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không lau chùi quá mạnh, cọ xát hoặc tác động lực lên mụn. Việc này gây kích ứng da, khiến mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lây lan hơn.
  • Không xoa các loại lotion có chứa dầu lên da có mụn của trẻ. Các loại kem xoa đều cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không lấy nước bọt bôi lên vùng da bị mụn, hay pha nước muối loãng rửa cho bé. Đây là sai lầm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải khi có con có mụn, nốt. Điều này sẽ làm vùng da có mụn ngày càng tấy đỏ, da bé bị kích ứng, kích thích và nặng hơn khi tiếp xúc với nước mọt, nước muối, sữa mẹ...
  • Nên rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, xà bông nhẹ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, rửa sạch, lau khô nhẹ nhàng.
  • Đưa trẻ đến bác sĩ da liễu nếu sau thời gian dài mụn vẫn không có dấu hiệu biến mất. Kiên nhẫn điều trị đúng chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả nhanh chóng cho trẻ.

Với các thông tin trên, hy vọng mẹ sẽ biết cách chăm sóc, điều trị tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển,... cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ những bác sĩ có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

184.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan