Cảnh giác trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em là một bệnh thường gặp trong giai đoạn trẻ đang học nói, triệu chứng điển hình của viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ là nghe kém. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ khiến quá trình học nói cũng như quá trình phát triển ngôn ngữ bị chậm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng dịch mạn tính có ở trong tai giữa. Thông thường, viêm tai giữa tiết dịch không có triệu chứng cơ năng cũng như thực thể của một tình trạng viêm cấp tính. Dịch tiết được tiết ra bởi quá trình viêm tai, xảy ra đằng sau một màng nhĩ bình thường, sau đó nó sẽ tỏa lan trong mọi vùng của xương chũm.

Về nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa tiết dịch rất đa dạng, tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do sự rối loạn chức năng vòi nhĩ (chức năng cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài), khi trẻ bị viêm thì sẽ gây tắc cửa vòi nhĩ và dẫn đến áp suất âm trong tai giữa tăng lên, gây ra tình trạng tiết dịch. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây bệnh có thể kể đến như sau:

  • Vòi nhĩ ở trẻ em thường rộng và ngắn hơn so với người lớn, do đó khi vùng mũi họng bị viêm thì vi trùng, vi rút sẽ đi theo đường vòi nhĩ vào tai giữa và khiến cho trẻ bị viêm tai giữa có mủ.
  • Bên cạnh đó, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ gây tắc mũi, giảm thông khí và tạo áp lực âm trong tai giữa khiến cho chất nhầy tích tụ ở vòm mũi họng và gây tắc nghẽn vòi nhĩ dẫn đến viêm tai giữa.
  • Một số nguyên nhân khác gây viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ như do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, Viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, miễn dịch học hoặc do các khối u khu trú ở vòm mũi họng của trẻ.
Viêm tai giữa ở trẻ
Bệnh viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng dịch mạn tính có ở trong tai giữa

2. Ảnh hưởng của viêm tai giữa tiết dịch đến trẻ

Thông thường, cứ 10 trẻ thì có 1 - 2 trẻ mắc viêm tai giữa tiết dịch. Triệu chứng điển hình chính của bệnh là trẻ nghe kém. Trường hợp nếu trẻ đang ở giai đoạn học nói mắc bệnh viêm tai giữa tiết dịch thì sẽ khiến quá trình học nói cũng như quá trình phát triển ngôn ngữ bị chậm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

Bên cạnh đó, bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, cụ thể là khiến cho trẻ bị viêm tai giữa có mủ, nếu tiếp tục không được điều trị thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như sau:

  • Ở trẻ lớn, viêm tai giữa tiết dịch có thể khiến cho trẻ nghe kém thường dẫn đến nói to, gây cảm giác khó chịu trong tai và xuất hiện tình trạng đau tai, nhói từng lúc, hay có cảm giác ù tai;
  • Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sụp lõm tai giữa, viêm tai giữa dính, Cholesteatoma;
  • Xơ nhĩ, viêm tai giữa thủng nhĩ dẫn đến điếc;
  • Đồng thời bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các thông bào xương chũm và rối loạn thăng bằng, chóng mặt.

3. Nhận biết dấu hiệu bệnh viêm tai giữa tiết dịch

Thông thường, ở những giai đoạn đầu của bệnh sẽ không gây biểu hiện cụ thể, do đó, phụ huynh thường khó nhận biết, một số bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán sai hoặc bỏ sót bệnh vì có ít trường hợp trẻ có biểu hiện nóng sốt hoặc triệu chứng đau đầu, ù tai.

Do vậy, khi bác sĩ tiến hành khám tai ở giai đoạn đầu, màng nhĩ của trẻ đa số là bình thường, tuy nhiên khi bệnh nặng hơn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Xuất hiện bóng khí ở màng nhĩ hoặc có thể là mực nước ở hòm nhĩ;
  • Khi bệnh tiến triển nặng hơn, màng nhĩ sẽ có dấu hiệu bắt đầu dày và đỏ, sau đó màng nhĩ lõm vào trong, lõm thượng nhĩ, khi quan sát có thể thấy một lượng dịch màu vàng nhạt hoặc là dịch màu trắng phía sau màng nhĩ của trẻ.

Triệu chứng viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ thường thầm lặng, do đó trẻ không có phản ứng nên hầu hết phụ huynh không phát hiện bất thường. Phát hiện bệnh ở trẻ chủ yếu do viêm nhiễm đường hô hấp gây chảy mũi, nghẹt mũi. Do đó, phụ huynh và những người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém thì cần đưa bé đi khám tai mũi họng.

Nhiễm trùng tai
Trẻ có biểu hiện nóng sốt hoặc triệu chứng đau đầu, ù tai

4. Điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa tiết dịch, bác sĩ sẽ yêu cầu bé làm nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Đây là một trong những nghiệm pháp để đánh giá tai giữa. Do vậy nếu kết quả nội soi tai bình thường thì trẻ cũng cần phải đo nhĩ lượng. Tùy theo kết quả của nghiệm pháp này, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng ứ dịch nhiều hay ít trong tai giữa để có biện pháp điều trị thích hợp.

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nếu không được điều trị đúng sẽ có di chứng nặng làm suy giảm chức năng nghe, nguy hiểm hơn gây thủng màng nhĩ dẫn đến điếc ở trẻ.Các biện pháp điều trị viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ có thể điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc điều trị phối hợp. Các biện pháp điều trị viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ cụ thể như sau:

  • Điều trị nội khoa: Việc điều trị viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ bằng phương pháp này có nghĩa là sử dụng các thuốc chủ yếu là thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn, thuốc kháng histamin và chống dị ứng, thuốc làm co mạch thông mũi, thuốc corticoid toàn thân, áp dụng nghiệm pháp valsalva và thuốc tan đờm, thông vòi nhĩ....
  • Điều trị phẫu thuật: Trong các trường hợp sử dụng phương pháp nội khoa không có kết quả tiến triển thì trẻ cần phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu là gồm những kỹ thuật như trích rạch màng nhĩ kèm hay không kèm đặt ống thông nhĩ, nạo VA hoặc là điều trị các tắc nghẽn do u, nang khác gây nên viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ,... Mục đích của việc điều trị này là lấy hết dịch tai giữa; cải thiện thính lực và ngăn ngừa tái phát. Phương pháp chích rạch màng nhĩ đặt ống thông khí sẽ giúp đạt được 3 mục đích trên

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ có thể phòng ngừa nếu phụ huynh giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sớm; với những trẻ dưới 12 tháng tuổi thì không nên cho đi nhà trẻ; không cho trẻ bơi khi bị viêm đường hô hấp; phụ huynh tuyệt đối không nên hút thuốc lá trong nhà để giữ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng, nên điều trị triệu chứng để tránh biến chứng viêm tai giữa.

Trẻ viêm tai giữa tái phát
Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nếu không được điều trị đúng sẽ có di chứng nặng làm suy giảm chức năng nghe

Nếu nhận thấy bé có hiện tượng nghe kém, trẻ nghễnh ngãng, không chú ý hoặc có biểu hiện mất tập trung, ù tai, đau nặng tai thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám với bác sĩ, góp phần giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xumocolat
    Công dụng thuốc Xumocolat

    Với tác dụng tiêu dịch nhầy hiệu quả, thuốc Xumocolat được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản phổi đợt cấp, mạn tính, viêm mũi và viêm xoang.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • philtelabit
    Công dụng thuốc Philtelabit

    Thuốc Philtelabit thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần ofloxacin được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng niệu sinh dục... Tuy nhiên trong quá trình điều trị ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hazin 500
    Công dụng thuốc Hazin 500

    Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh được sản xuất với nhiều tên biệt dược. Trong đó kháng sinh Hazin 500 là một loại thuốc kê đơn, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu rõ hơn ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zinaxtab 250
    Công dụng thuốc Zinaxtab 250

    Zinaxtab 250 là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 2 được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai, mũi, họng, da, xương, phổi, bàng quang hoặc thận,... Cùng tìm hiểu những ...

    Đọc thêm
  • Celorstad 500mg
    Công dụng thuốc Celorstad 500mg

    Thuốc Celorstad 500mg là thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Đây là kháng sinh bán tổng hợp thuốc nhóm cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn theo cơ chế ức chế quá trình tổng ...

    Đọc thêm