Cách trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ

Tình trạng nghẹt mũi, khó thở gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Đặc biệt, với đối tượng là trẻ em, tình trạng này khiến cho trẻ chán ăn, mất ngủ, quấy sốt dẫn đến suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn cần có cách trị nghẹt mũi ban đêm giúp cho bé ngủ sâu giấc hơn.

1. Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ

1.1. Kê gối cao và day nhẹ 2 bên cánh mũi cho bé

Kê gối và day nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ khá hiệu quả. Khi bé bị ngạt mũi, mẹ có thể dùng một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu trong lúc bé ngủ. Điều này có tác dụng giúp bé có tư thế ngủ thoải mái và dễ thở hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2 mu bàn tay của mình day nhẹ nhàng cánh mũi cho bé. Cách làm này giúp bé giảm hoặc loại bỏ dần cảm giác khó chịu.

Nếu bé đang gặp tình trạng nghẹt mũi, có xuất hiện dịch chảy ra thì mẹ hãy rửa mũi cho con rồi dùng khăn mềm để lau sạch. Cuối cùng là dùng xịt - dạng xịt vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn để bảo vệ lại cho bé.

1.2. Làm sạch và thông mũi cho bé

Làm sạch là công đoạn rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong khoang mũi của trẻ. Bạn không được quên công đoạn này khi con có biểu hiện nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra. Đây là cách trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ rất đơn giản, an toàn lại hiệu quả mà cha mẹ cần làm ngay khi con có triệu chứng ngạt, sổ mũi.

Bạn có thể thực hiện hút mũi cho con theo các bước sau:

  • Bước 1: Trải một tấm lót mềm lên giường, đặt trẻ nằm tư thế nghiêng, đầu gối lên tấm lót;
  • Bước 2: Đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ đầu con nhẹ nhàng;
  • Bước 3: Đặt khăn sữa ở phía dưới áp sát 1 bên má của trẻ;
  • Bước 4: Bơm nước muối sinh lý nhẹ nhàng vào một bên mũi của trẻ để nước chảy qua mũi bên kia. Sau đó thực hiện lặp lại tương tự với bên còn lại;
  • Bước 5: Sau đó, dùng khăn mềm lau nhẹ mũi và miệng trẻ;
  • Bước 6: Cuối cùng, sử dụng các sản phẩm xịt lần lượt từng bên mũi cho trẻ.
chữa nghẹt mũi khi ngủ
Nước muối sinh lý được sử dụng trong việc chữa nghẹt mũi khi ngủ của trẻ sơ sinh

1.3. Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp và làm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, sổ mũi, ho đờm... của bé diễn biến nghiêm trọng hơn.

Khi thiếu các chất như kali, kẽm, sắt hoặc các nhóm vitamin, cơ thể của trẻ sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa...

Do đó, bạn cần bổ sung thêm cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng để làm tăng thể trạng và sức đề kháng.

1.4. Làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé

Việc không khí trong phòng quá thấp hay khô cũng là một yếu tố gây ra các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí. Một cách đơn giản, bạn có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng ngủ để giúp không khí trong phòng ẩm hơn, bé đỡ bị khô mũi và rát họng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho bé uống đủ nước, có thể bôi thêm một vài giọt dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn chân và tay, trán của bé để giảm khó chịu. Vì vậy, đây cũng được xem là cách trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ hiệu quả

2. Lưu ý khi trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ

Tình trạng nghẹt mũi khi ngủ ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này của trẻ như:

  • Dị ứng với một số tác nhân như: phấn hoa, bụi nhà, mỹ phẩm, lông của các loại vật nuôi như chó, mèo...;
  • Cảm lạnh, cảm cúm;
  • Những bệnh lý về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi họng, xuất hiện khối u ở mũi, lệch vách ngăn mũi;
  • Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi, trường hợp này thường do trẻ nhỏ vô tình tự nhét các vật như hạt lạc, hạt ngô hay sáp màu....
chữa nghẹt mũi khi ngủ
Chữa nghẹt mũi khi ngủ cần được tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho trẻ

Do đó, bên cạnh việc áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ tại nhà, bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để loại bỏ chúng. Nhất là tình trạng nghẹt mũi khi ngủ của trẻ diễn biến nặng với tần suất thường xuyên. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

158.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan