Các phương pháp điều trị nhiễm virus RSV ở trẻ đẻ non

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trẻ sinh non có phổi kém phát triển và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm RSV và các biến chứng tim phổi.

1. Vì sao trẻ sinh non dễ nhiễm RSV (Respiratory Syncytial Virus)

Sinh nonsinh trước 37 tuần tuổi thai và nhẹ cân là trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500g. Trẻ sơ sinh sau khi ra đời sẽ có sự chuyển miễn dịch của người mẹ sang bằng immunoglobulin G (IgG) để bảo vệ trẻ chống lại một số bệnh khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ. Vì hệ miễn dịch của trẻ đặc biệt ở trẻ đẻ non chưa phát triển hoặc đã phát triển nhưng chức năng còn kém.

Trẻ sinh ra dưới 32 tuần tuổi thai có IgG ít hơn đáng kể so với trẻ sinh 32 tuần - 36. Hơn nữa, IgG thấp sẽ nhanh chóng khiến trẻ sinh non tăng nguy cơ mắc các bệnh.

Mặt khác Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và đặc biệt ở trẻ đẻ non gây ra bệnh viêm tiểu phế quảnviêm phổi.

2. Điều trị nhiễm virus RSV ở trẻ đẻ non

Vì tác nhân là do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Hiện nay vẫn chưa có cách thức để điều trị khi virus RSV xâm nhập vào cơ thể, vì vậy đối với trẻ bị nhiễm RSV chỉ có thể điều trị các triệu chứng trong suốt quá trình lây nhiễm và ảnh hưởng của virus đối với hệ hô hấp.

Đối với đa số các trường hợp, trẻ bị nhiễm RSV giai đoạn đầu biểu hiện như cảm cúm thông thường sau đó bệnh có thể tiến triển nhưng chưa có biến chứng nặng nên được chăm sóc tại nhà, khi trẻ có bội nhiễm thêm làm bệnh tiến triển nặng hơn cần khám và điều trị tại bệnh viện.

Virus hô hấp hợp bào RSV
Virus RSV là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh

Điều trị tại nhà: Cần làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở hơn, bú tốt hơn, có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 1-2 giọt /bên nhỏ 2 bên/ lần, nhỏ khi trẻ ngạt nhiều.

  • Cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để tránh thiếu nước vì thiếu nước sẽ làm đờm đặc làm bệnh nặng hơn
  • Cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như dùng thuốc hạ sốt, không chứa aspirin, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì dùng không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn
  • Tránh khói thuốc, cần đi khám đúng hẹn theo lời dặn của bác sĩ và khám lại ngay nếu bệnh nặng lên mà chưa đến hẹn như: sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng..

Điều trị tại bệnh viện: khi trẻ có các dấu hiệu nặng như trẻ quấy khóc nhiều, hoặc li bì bỏ bú, khó thở, ho nhiều ra dịch vàng, xanh...trẻ cần nhập viện để điều trị như: trẻ cần hút dịch nhầy ở mũi họng, hỗ trợ hô hấp cho trẻ nếu cần (thở oxy, thở máy...) nếu trẻ có bội nhiễm thêm vi khuẩn thì phối hợp thêm kháng sinh.

3. Biện pháp chống tái phát và lây nhiễm

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh do RSV. Do đó, để giúp ngăn ngừa lây nhiễm RSV cho trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ mỗi khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là khi đi ra ngoài, đến các khu vực đông đúc, nơi vui chơi
  • Có nhiều người, sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự như cảm cúm.
  • Nếu cha mẹ hay người thân bị bệnh thì tuyệt đối không được đến gần, bế trẻ hay ôm hôn trẻ.
  • Làm sạch các bề mặt, dụng cụ có thể bị ô nhiễm mầm bệnh.
  • Không để người lạ mặt tiếp xúc với trẻ, đặc biệt không cho hôn trẻ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nóng bức, thiếu khí.
  • Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ. Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi cho trẻ sau khi đi chơi về.
  • Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng: Cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho những người chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với trẻ, anh chị em sống trong cùng nhà.
Mẹ cho con bú khi bị sốt xuất huyết sẽ không thể lây bệnh cho bé
Cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Hiện nay có hai cách trị liệu dùng để phòng ngừa RSV:

  • Sản phẩm globulin miễn dịch để cung cấp miễn dịch thụ động chống nhiễm virus đặc hiệu. Gây miễn dịch thụ động (passive immunity) bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch immunoglobulin đặc hiệu chóng lại RSV (RSV-IGIV), liệu pháp này có hiệu quả cao làm giảm mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhi có nguy cơ cao.
  • Palivizumab (1998), là một kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody) nhằm chống lại F protein. Globulin miễn dịch virus hợp bào hô hấp.. được sử dụng cho những trẻ em có nguy cơ cao để phòng chống nhiễm khuẩn virus hợp bào hô hấp. Thông thường chỉ tiêm palivizumab mỗi tháng một lần trong mùa cao điểm của RSV (đặc biệt là mùa đông xuân). Palivizumab không tương tác với các thuốc chủng ngừa khác và cũng không gây ra dị ứng. Tuy nhiên, do chi phí cao và có thể gặp phải một số tác dụng phụ như ho, sốt, sưng đỏ, đau chỗ tiêm... nên việc sử dụng thuốc chỉ giới hạn ở trẻ có nguy cơ nhiễm RSV đặc biệt cao, ví dụ như trẻ sinh non, trẻ có bệnh tim – phổi hoặc suy giảm miễn dịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan