Các nguy cơ sức khỏe đối với trẻ chậm nói

Tình trạng trẻ con chậm nói hoặc thậm chí là trẻ không biết nói đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ và đối chiếu với các cột mốc phát triển ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp phụ huynh phát hiện sớm tình trạng trẻ con chậm nói hoặc trẻ không biết nói.

1. Các cột mốc phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Để theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và phát hiện sớm trẻ con chậm nói, chúng ta cần dựa vào các mốc phát triển bình thường ở trẻ như:

  • Độ tuổi 1 – 2 tuổi: Khả năng ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này rất đa dạng, bé có thể chỉ ngón trỏ để thể hiện nhu cầu, biết vẫy tay chào tạm biệt, bắt chước tiếng kêu của động vật và sử dụng những từ đơn giản để biểu đạt ý muốn, bé có thể cơ bản hiểu được khi bố mẹ nói “không” và một số trẻ đã bắt đầu nói được các từ đôi “ba ba”, “đi chơi”...
  • Độ tuổi 2 – 3 tuổi: Ở độ tuổi này bé đã nhận biết được các bộ phận quen thuộc trên cơ thể, biết kết hợp giữa danh từ và động từ, thành thục việc sử dụng từ đôi và nói các câu ngắn, khả năng ghi nhớ của trẻ ở giai đoạn này đạt khoảng 450 từ vựng, trẻ có xu hướng thích nghe đọc các câu chuyện lặp đi lặp lại.
  • Trẻ 3 – 4 tuổi: Lúc này bé có thể trả lời được 4 màu sắc cơ bản khi được bố mẹ hỏi (đỏ - vàng - xanh lá cây - xanh dương), bé đã biết sao chép hình tròn, biết nhận diện kích thước “lớn” và “nhỏ”. Trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu đặt rất nhiều câu hỏi, có thể nói rành mạch câu gồm 4 – 5 từ, biết kể chuyện, vốn từ vựng của trẻ độ tuổi này vào khoảng 1000 từ, biết trả lời khi được hỏi tuổi, giới tính, biết hát các bài hát thiếu nhi ngắn và đơn giản.
  • Khi trẻ được 4 – 5 tuổi trẻ có thể nói câu dài 4 – 5 từ với vốn từ vựng vào khoảng 1500 từ, trẻ có thể nhận diện thêm màu sắc như màu hồng, cam, tím, đen, trắng.... Trẻ có thể sao chép hình vuông, biết đếm số và tiếp tục đật rất nhiều câu hỏi dạng “tại sao?” và “ai đó?”. Trẻ 4 – 5 tuổi đã hiểu được 100% lời người khác nói.
  • Độ tuổi 5 – 6 tuổi bé có thể nói câu dài 5 – 6 từ với vốn từ vựng khoảng 2000 từ, biết phân biệt tay phải và tay trái, hình thành liên hệ về không gian như trước/sau/trên/dưới/xa/gần, trẻ có thể nhận biết sự “giống nhau” và “khác nhau”, biết nói địa chỉ nhà nếu được dạy, độ tuổi này trẻ có thể sử dụng nhiều loại câu khác nhau.

2. Trẻ con chậm nói có sao không?

Tình trạng trẻ con chậm nói hoặc thậm chí là trẻ không biết nói đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ và đối chiếu với các cột mốc phát triển ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp phụ huynh phát hiện sớm tình trạng trẻ con chậm nói hoặc trẻ không biết nói.

Nhiều bé gặp phải vấn đề về não bộ gây ảnh hưởng đến việc trẻ chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa trong việc phát triển vận động, ngôn ngữ... Một số trường hợp trẻ con chậm nói hoặc trẻ không biết nói do có bất thường ở bộ máy phát âm, trẻ bị giảm thính lực... Vì vậy khi bố mẹ đưa trẻ đến khám do trẻ chậm nói sẽ được chú trọng thăm khám tai mũi họng để tầm soát nguy cơ và có hướng can thiệp thích hợp nhất.

Trẻ con chậm nói hoặc trẻ không biết nói dưới góc độ tâm lý cũng là hiện tượng càng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Trên thực tế, một đứa trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ dẫn đến việc chậm nói. Một số trường hợp trẻ chậm nói là gợi ý của tình trạng bất thường tâm lý hoặc não bộ:

  • Trẻ con chậm nói do rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện của trẻ mắc phải tình trạng này đó là bé chậm nói nhưng bé có thể giao tiếp bình thường bằng cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện ý muốn qua nụ cười, ánh mắt, khả năng tương tác xã hội của trẻ rối loạn ngôn ngữ vẫn hoàn toàn bình thường. Trường hợp này bố mẹ cần đưa bé đến các chuyên viên âm ngữ trị liệu để được can thiệp điều trị. Rối loạn ngôn ngữ có thể dẫn đến hành vi gây hấn, bạo lực không đáng như la hét vô cớ, ném đồ, đánh bạn... hoặc ngược lại khiến trẻ trở nên ngày càng nhút nhát, bám mẹ, bám giáo viên, sợ đám đông, không chơi cùng bạn.
Trẻ con chậm nói có thể do nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ
Trẻ con chậm nói có thể do nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ

  • Trẻ không biết nói do chậm phát triển tâm thần: đánh giá chỉ số IQ của trẻ đạt dưới 70 và có tình trạng chậm ít nhất 2 lĩnh vực thích ứng. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường chậm biết nói và gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, do đó gia đình và nhà trường cần phối hợp tạo điều kiện cho trẻ với chương trình giáo dục chuyên biệt hợp với khả năng.
  • Rối loạn phổ tự kỷ dẫn đến hiện tượng trẻ con chậm nói: trẻ mắc chứng tự kỷ thường có sự bất thường ở 3 lĩnh vực: bất thường trong tương tác xã hội, bất thường trong giao tiếp và các hành vi, bất thường trong sở thích rập khuôn, lặp lại của bé. Trẻ con chậm nói được xem là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng suy giảm khả năng giao tiếp và hầu hết trẻ được phát hiện mắc chứng tự kỷ là do phụ huynh đưa con đến khám tâm lý vì trẻ chậm nói. Trẻ tự kỷ cần các phương pháp giáo dục chuyên biệt để cải thiện.
  • Chứng câm nín chọn lọc: đây là một dạng rối loạn khá đặc biệt khi trẻ có thể nói và hiểu ngôn ngữ của mọi người trong một số trường hợp nhưng trẻ lại không thể nói được trong một số hoàn cảnh xác định khác, ví dụ như trẻ có thể nói chuyện với người thân khi ở nhà, có thể nói với các bạn thân trong xóm nhưng khi đến trường lại không thể nói. Một số rất ít trẻ mắc chứng câm nín chọn lọc có tiền sử gặp khó khăn về kết âm và có biểu hiện chậm nói. Lúc này các liệu pháp tham vấn trị liệu tâm lý sẽ góp phần cải thiện tình huống này cho trẻ.

3. Tiếp xúc với thiết bị điện tử hiện đại quá sớm có thể khiến trẻ con chậm nói

Có thể thấy ngôn ngữ rất quan trọng trong quá trình phát triển, ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ nhu cầu, giúp trẻ vui chơi, kết bạn, học tập, khôn lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí thông minh.

Tuy nhiên hiện nay cuộc sống quá bận rộn khiến rất nhiều ông bố bà mẹ cho trẻ sử dụng Ipad hoặc TV như một như một cứu cánh giúp mình trông con nhàn hơn. Mặc khác, khi đến trường, nhiều giáo viên lại tiếp tục cho trẻ xem tivi thay vì các chương trình vận động, sinh hoạt đòi hỏi tương tác trực tiếp với bạn bè để phát triển kỹ năng xã hội.

Việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn điện tử quá sớm sẽ gây hại đến trẻ hơn là lợi ích, do các nội dung trên thiết bị điện tử có bản chất là mô hình tương tác một chiều. Khi trẻ tập trung vào các thiết bị này, trẻ sẽ không nhận được kích thích tương tác, kích thích khả năng giao tiếp như khi bé vui chơi cùng bố mẹ và bạn bè.

Chúng ta đều biết lợi ích của việc cho trẻ đọc sách, báo, các loại sách truyện phù hợp lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của mình một cách tự nhiên nhất. Ngược lại, khi trẻ xem các nội dung trên tivi, Ipad, điện thoại di động..., các hình ảnh đã thể hiện một cách sống động và đầy đủ vì vậy trẻ không còn không gian cho trí tưởng tượng phát triển chủ động mà chỉ thụ động tiếp nhận hình ảnh. Các thiết bị điện tử từ lâu đã được xem là yếu tố nguy cơ khiến trẻ con chậm nói trong quá trình phát triển.

Tiếp xúc với nội dụng trên thiết bị điện tử quá nhiều có thể khiến trẻ con chậm nói
Tiếp xúc với nội dụng trên thiết bị điện tử quá nhiều có thể khiến trẻ con chậm nói

Đối với trẻ con chậm nói hay trẻ có nguy cơ chậm nói, vấn đề tăng cường ngôn ngữ càng phải được thực hiện sớm và chú trọng nhiều hơn. Một số kiểu chậm nói thường gặp

  • Trẻ thiếu vốn từ;
  • Trẻ không hiểu người khác nói;
  • Trẻ diễn đạt nhưng không ai hiểu;
  • Trẻ nói ngọng.
  • Nói không đúng ngữ cảnh (trẻ lặp lại câu hỏi thay vì phải tự đưa ra câu trả lời).

Can thiệp sớm càng mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong giai đoạn từ 3 - 5 tuổi sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập hơn với cộng đồng, tăng cơ hội phát triển bình thường về sau. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

887 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan