Các kiểu khò khè ở trẻ em

Bài được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thở khò khè trong giai đoạn đầu đời là một rối loạn phổ biến, với khoảng 50% trẻ em có một đợt thở khò khè trong năm đầu đời. Tình trạng khò khè tái diễn được ước tính xảy ra ở 1/3 trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và có thể gây ra bệnh tật đáng kể, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tần suất sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi phí kinh tế.

1. Tổng quan

Khò khè là âm thanh có âm sắc cao như tiếng huýt sáo xuất hiện khi các đường hô hấp nhỏ bị hẹp lại do co thắt phế quản, dày niêm mạc do viêm phù nề, quá nhiều chất tiết hoặc dị vật đường thở. Khò khè cũng có nhiều âm sắc đa dạng khi hẹp đường thở ở nhiều mức độ như trong bệnh hen. Khò khè đơn âm sắc được tạo ra trong các đường hô hấp lớn hơn trong thì thở ra như khí quản hoặc phế quản đoạn xa.

Khò khè rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Trên 30% trẻ dưới 3 tuổi có ít nhất một đợt khò khè, khoảng 50% trẻ dưới 5 tuổi có ít nhất một đợt khò khè. Khoảng một nửa trong số các trẻ khởi phát khò khè trước 3 tuổi sẽ không tái phát từ năm 6 tuổi.

Trẻ sơ sinh khò khè
Thở khò khè rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi.

2. Sinh bệnh học

Trẻ nhỏ có xu hướng dễ bị khò khè vì các yếu tố giải phẫu liên quan đến phổi, thành ngực và ảnh hưởng của miễn dịch và phân tử so với trẻ lớn hơn.

Thông khí bị ảnh hưởng bởi bán kính đường thở và sự đàn hồi của phổi. Sức cản đường thở tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 bán kính đường thở. Ở trẻ dưới 5 tuổi, đường thở ngoại biên có đường kính nhỏ có thể đóng góp đến 50% tổng sức cản đường thở. Sự thu hẹp thêm của đường thở có thể gây ra sự hạn chế lưu thông khí trong giai đoạn kế tiếp và hậu quả là khò khè.

Lồng ngực trẻ mới sinh mềm, áp lực bên trong khoang lồng ngực cuối thì thở ra không đủ làm mở các đường dẫn khí tối đa, gây hẹp tương đối đường thở. Hạn chế dòng khí lưu thông ở trẻ nhỏ còn do sự khác biệt về thành phần sụn khí quản và trương lực cơ trơn đường hô hấp làm sức cản đường thở tăng hơn so với trẻ lớn. Tất cả các cơ chế này kết hợp làm cho đường thở ở trẻ nhỏ dễ bị xẹp, sức cản đường thở tăng, và khò khè là hậu quả sau đó. Rất nhiều trong số các yếu tố này phát triển vượt bậc và thay đổi nhanh chóng trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Các ảnh hưởng miễn dịch và phân tử có thể góp phần làm tăng xu hướng khò khè ở trẻ nhỏ. So với trẻ lớn và người lớn, trẻ nhỏ có xu hướng có bạch cầu lympho và bạch cầu trung tính cao hơn là tế bào mast và bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản. Một loạt các trung gian gây viêm cũng có liên quan đến khò khè như histamine và leukotrienes. Ở giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh, cấu trúc và chức năng của phổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm dinh dưỡng của thai nhi và tiếp xúc thai nhi với những thuốc mà mẹ sử dụng hoặc tiếp xúc khói thuốc cũng có thể xảy ra.

3. Các kiểu hình khò khè của trẻ em theo tuổi

Các kiểu hình khò khè của trẻ em theo tuổi
Một số yếu tố nguy cơ gây khò khè ở trẻ.
Các kiểu hình khò khè của trẻ em theo tuổi
Sự thay đổi kiểu hình khò khè của trẻ theo độ tuổi.

Có thể thấy, kiểu hình khò khè ở trẻ em thay đổi theo lứa tuổi. Khò khè liên quan đến các bệnh dị ứng, khò khè do hen phế quản tăng lên theo lứa tuổi, từ 6 tháng tuổi và tỷ lệ nhiều nhất ở 6 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì phần lớn trẻ khò khè khó thở đều có thể chữa khỏi nếu được thăm khám ngay khi phát hiện, xác định nguyên nhân và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Để tránh tình trạng trẻ bị khò khè, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan