Bố mẹ bình thường, con thấp so với bạn, có phải bị bệnh?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi PGS, TS, BS. Huỳnh Thoại Loan, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chiều cao của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, 30% do gen, 70% do các yếu tố vận động, năng lượng, nội tiết tố tăng trưởng. Nếu bố mẹ có chiều cao bình thường (nữ từ 1m60, nam từ 1m70) mà trẻ bị lùn, biểu đồ tăng trưởng chiều cao tăng dưới 3cm trong vòng 6 tháng thì phụ huynh nên mang bé đi khám sớm để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp sớm nhất, mang lại hiệu quả tốt.

Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 10 trên thế giới trong bảng xếp hạng các quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới. Để cải thiện chiều cao cho thế hệ tương lai, bạn nên bổ sung canxi, vitamin D tích cực trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là một trong 2 thời kỳ đại nhảy vọt chiều cao ở trẻ.

Sau khi sinh, thời điểm tăng chiều cao hiệu quả nhất là tiền dậy thì bởi giai đoạn này, sụn tăng trưởng trên xương đùi còn nhiều nên các phương pháp tăng chiều cao can thiệp sẽ có hiệu quả. Để tăng chiều cao cho bé, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ năng lượng thông qua chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D và canxi, cho trẻ vận động ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi lần 30 phút tích cực. Trong trường hợp bé lùn do thiếu nội tiết tố tăng trưởng, phụ huynh nên bổ sung cho bé thông qua đường tiêm, được bác sĩ chỉ định về liều lượng và số lần tiêm.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan