Biến chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ

Viêm mũi họng cấp là bệnh nhiễm virus đường hô hấp trên gồm mũi và cổ họng thường gặp ở trẻ em. Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra nhiễm trùng này, nhưng rhovovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Hầu hết trẻ sẽ bị ít nhất 6 đến 8 lần cảm lạnh mỗi năm và thời điểm dễ bị nhất trong mùa thu và mùa đông.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ có thể khỏi trong một tuần hoặc 10 ngày mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có thể mắc một số biến chứng, do đó các bậc cha mẹ cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, chính xác.

1. Triệu chứng của viêm mũi họng cấp ở trẻ

Khi trẻ bị viêm mũi họng, trẻ sẽ bắt đầu có cảm giác không khỏe, sau đó là bị đau họng, sổ mũi hoặc ho.

Lúc mới bị bệnh, trẻ bị đau họng là do chất nhầy đờm ở họng. Sau đó, trẻ có thể mắc dịch phía sau mũi chảy xuống cổ họng (Postnasal drip) do viêm mũi do vi khuẩn khiến dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng, gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa họng.

Các triệu chứng có thể nặng hơn như:

  • Nước nhầy trong mũi, ngạt mũi
  • Chảy nước mắt
  • Hắt hơi
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Đôi khi có sốt.

Virus viêm mũi họng có thể ảnh hưởng đến xoang, họng, đường phế quản và tai của trẻ. Ngoài ra, viêm mũi họng cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn ói.

Lúc đầu, trẻ có thể cáu kỉnh và phàn nàn về các triệu chứng đau đầu và cảm thấy bị nghẹt mũi. Sau một thời gian, chất nhầy chảy ra từ mũi có màu tối hơn và đặc hơn.

2. Biến chứng của viêm mũi họng cấp ở trẻ

Đau tai
Biến chứng viêm tai giữa xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ

  • Viêm tai giữa. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai và trong một số trường hợp, dịch tiết màu xanh lá cây hoặc màu vàng từ mũi hoặc sốt trở lại sau khi bị viêm mũi họng.
  • Hen suyễn. Viêm mũi họng có thể kích hoạt cơn hen suyễn của trẻ.
  • Viêm xoang cấp tính. Ở trẻ em, nếu không điều trị dứt điểm viêm mũi họng thì ổ nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang.
  • Nhiễm trùng thứ cấp khác bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi và viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phế quản hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Video đề xuất:

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

3. Bố mẹ cần làm gì để phòng ngừa biến chứng viêm mũi họng ở trẻ?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và các nhà sản xuất thuốc khuyến cáo bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc ho và thuốc viêm mũi họng không kê đơn cho trẻ em dưới 4 như:

  • Thuốc ức chế ho (dextromethorphan hoặc DM)
  • Thuốc ho (guaifenesin)
  • Thuốc chống xung huyết để giảm triệu chứng nghẹt mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
  • Thuốc kháng histamine (như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác).

Những loại thuốc này được ghi trên nhãn dùng để điều trị viêm mũi họng cho trẻ em. Nói chung, trẻ em không nên sử dụng thuốc ho. Ho là cách cơ thể tự nhiên, giúp cơ thể thoát khỏi virus gây bệnh.

4. Khi nào cần gọi bác sĩ?

Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu trẻ không khỏe hơn sau vài ngày. Hoặc trong trường hợp trẻ bị sốt cao, nôn ói, ớn lạnh và run rẩy, ho khan, suy hô hấp hoặc kiệt sức. Đây có thể là dấu hiệu có thể của bệnh khác nghiêm trọng hơn, như cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nếu trẻ bị hen suyễn, tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác, hãy gọi bác sĩ nhi khoa để nói về thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

Bố mẹ thường xuyên theo dõi các dấu hiệu biến chứng của bệnh viêm mũi họng được kể ở trên.

Nội soi tai
Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu trẻ không khỏe hơn sau vài ngày

5. Phòng bệnh viêm mũi họng cho trẻ

Hiện nay chưa có vắc-xin cho viêm mũi họng, nhưng bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm trọng để làm chậm sự lây lan của vi-rút như:

  • Rửa tay. Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch và bố mẹ cần dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc rửa tay. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn.
  • Làm sạch mặt bàn bếp và phòng tắm bằng chất khử trùng, đặc biệt là khi trong gia đình có thành viên mắc viêm mũi họng. Làm sạch định kỳ đồ chơi của trẻ em.
  • Hắt hơi và ho vào khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng và sau đó rửa tay cẩn thận.
  • Hướng dẫn trẻ hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay khi không có khăn giấy.
  • Không dùng chung ly uống nước hoặc dụng cụ với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng cốc riêng hoặc cốc dùng một lần khi bạn hoặc người khác bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh viêm mũi họng hoặc bệnh hô hấp khác.
  • Ăn uống tốt, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh viêm mũi họng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: Webmd.com và Healthline.com

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan