Bệnh xơ phổi ở trẻ sinh non: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi.

Bệnh xơ phổi ở trẻ sinh non là bệnh lý gây tổn thương phổi, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy hô hấp. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

1. Bệnh xơ phổi ở trẻ sinh non là gì?

Xơ phổi là bệnh phổi xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và sẹo. Mô dày và cứng làm cho phổi của trẻ khó hoạt động tốt. Khi tình trạng xơ phổi trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân sẽ càng ngày càng khó thở.

Bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh non nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây tử vong.

2. Nguyên nhân gây xơ phổi ở trẻ sơ sinh

Thuốc methotrexate.
Trẻ phải sử dụng thuốc hóa trị - Methotrexate có thể gây xơ phổi
  • Trẻ tiếp xúc lâu dài với một số độc tố và chất ô nhiễm có thể làm tổn thương phổi: Bụi silic, Sợi amiăng, kim loại nặng, bụi than, phân chim và động vật,...
  • Một số trẻ do tiếp xúc với tia xạ trong quá trình xạ trị có thể bị xơ phổi.
  • Thuốc: Thuốc hóa trị (các loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt các tế bào ung thư, như methotrexate, cyclophosphamide), Thuốc trợ tim (amiodarone), thuốc kháng sinh (Macrobid, Macrodantin, ethambutol), Thuốc chống viêm (rituximab, sulfasalazine)
  • Tổn thương phổi cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý, bao gồm: Viêm da cơ địa, viêm đa cơ, bệnh mô liên kết hỗn hợp, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm phổi,...

Có nhiều chất và bệnh lý có thể dẫn đến xơ phổi. Mặc dù vậy, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thường không được xác định. Xơ phổi không có nguyên nhân được gọi là xơ phổi vô căn.

3. Triệu chứng xơ phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ phổi có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Đau cơ và khớp.

4. Biến chứng của xơ phổi ở trẻ sơ sinh

Tại sao COPD gây suy tim phải
Suy tim phải là biến chứng của xơ phổi ở trẻ sơ sinh

Biến chứng của xơ phổi ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

4.1 Tăng huyết áp phổi

Tăng huyết áp phổi ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi của trẻ. Nó bắt đầu khi các động mạch và mao mạch nhỏ nhất bị nén bởi mô sẹo, làm tăng sức đề kháng đối với lưu lượng máu trong phổi của bạn. Điều này lần lượt làm tăng áp lực trong các động mạch phổi và buồng tim dưới bên phải (tâm thất phải). Một số dạng tăng huyết áp phổi là những bệnh nghiêm trọng dần dần trở nên tồi tệ hơn và đôi khi gây tử vong.

4.2 Suy tim phải

Tình trạng nghiêm trọng này xảy ra khi tâm thất phải bơm mạnh hơn bình thường để đẩy máu qua các động mạch phổi bị chặn một phần.

Phổi ung thư
ung thư phổi là biến chứng nặng của bệnh xơ phổi

4.3 Suy hô hấp

Đây thường là giai đoạn cuối của bệnh phổi mãn tính. Nó xảy ra khi nồng độ oxy trong máu xuống thấp ở mức nguy hiểm.

4.4 Ung thư phổi

Xơ phổi kéo dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.

4.5 Biến chứng phổi

Khi xơ phổi tiến triển, nó có thể dẫn đến các biến chứng như cục máu đông trong phổi, phổi bị xẹp hoặc nhiễm trùng phổi.

5. Chẩn đoán xơ phổi ở trẻ sinh non

Thế nào là chụp X-quang tim phổi thẳng?
Chụp X-quang ngực giúp chẩn đoán xơ phổi ở trẻ sinh non

Để chẩn đoán tình trạng xơ phổi, bác sĩ tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng, xem xét bất kỳ phơi nhiễm nào mà bệnh nhân đã phải chịu (bụi, khí và hóa chất) và sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe cẩn thận phổi của trẻ trong khi trẻ thở. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:

  • X-quang ngực: X-quang ngực có thể cho thấy các mô sẹo điển hình của xơ phổi, và nó có thể hữu ích để theo dõi quá trình bệnh và điều trị
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy quét CT sử dụng máy tính để kết hợp hình ảnh X quang được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Siêu âm tim: Giúp đánh giá lượng áp lực xảy ra ở tim phải
  • Xét nghiệm chức năng phổi: Một số loại xét nghiệm chức năng phổi có thể được tiến hành.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch.
  • Độ bão hòa oxy trong máu
  • Sinh thiết phổi: Nếu các xét nghiệm khác không chẩn đoán được tình trạng, các bác sĩ có thể cần phải loại bỏ một lượng nhỏ mô phổi (sinh thiết). Sinh thiết sau đó được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán xơ phổi hoặc loại trừ các tình trạng khác.

6. Điều trị xơ phổi ở trẻ sinh non

Ghép phổi
Ghép phổi

Sẹo phổi xảy ra trong xơ phổi không thể hồi phục và không có phương pháp điều trị hiện tại nào chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn tiến triển của bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện triệu chứng tạm thời hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Một số khác có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.

  • Sử dụng thuốc: pirfenidone và nintedanib. Những loại thuốc này có thể giúp làm chậm sự tiến triển của xơ phổi vô căn.
  • Liệu pháp oxy
  • Phục hồi chức năng phổi có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng hàng ngày của phổi
  • Ghép phổi có thể là một lựa chọn cho những người bị xơ phổi. Tuy nhiên, ghép phổi có thể liên quan đến các biến chứng như thải ghép và nhiễm trùng. Bác sĩ có thể thảo luận với gia đình trẻ nếu ghép phổi có thể phù hợp với tình trạng của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan