Bệnh thoát vị bẹn có di truyền không?

Thoát vị bẹn là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Chính vì vậy, nguyên nhân của bệnh lý này là điều được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Liệu rằng, thoát bị bẹn có di truyền không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin giúp giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh thoát vị bẹn được hình thành thế nào?

Thoát vị bẹn là bệnh lý ở trẻ xuất phát từ sự thất bại của quá trình đóng kín ống phúc tinh mạc. Khi mang thai, khi thai nhi được 7 tháng tuổi, tinh hoàn thường có dự di chuyển xuống bìu, kéo theo nếp phúc mạc để từ đây tạo thành ống phúc tinh mạc là túi dạng ống. Thông thường, ống này sẽ được đóng lại khi bé được sinh ra. Tuy nhiên ở một số trường hợp, ống không đóng để từ đây tạo điều kiện cho các cơ quan khác trong ổ bụng chui xuống ống, dẫn đến hiện tượng phối phồng ở vùng bẹn. Đây được gọi là bệnh thoát vị bẹn ở bé trai và thoát vị ống nuck đối với bé gái.

Hiện nay, bệnh thoát vị bẹn chiếm tỉ lệ từ 0.8% đến 4.4% bệnh lý ở trẻ em, thường gặp nhiều hơn ở trẻ sinh non với tỉ lệ lên đến 30% tùy vào tuổi thai. Tuy nhiên, do trẻ mới sinh khoảng 80% ống phúc tinh chưa bít lại nhưng tỉ lệ này sẽ giảm trong 6 tháng đầu sau sinh. Do đó, để được chẩn đoán chính xác, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám đúng thời điểm phát hiện được bệnh.

2. Bị bệnh thoát vị bẹn có di truyền không?

Theo các kết quả khảo sát, có khoảng 10% mắc thoát vị bẹn ở hai bên và khoảng 60% thoát vị một bên. Trong đó, thoát vị một bên thường gặp là ở bên phải.

Về thắc mắc thoát vị bẹn di truyền hay không? Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý mang tính di truyền, với tỉ lệ khoảng 11.5% trẻ thuộc nhóm những gia đình có tiền sử có người mắc bệnh bị bệnh. Đặc biệt, tỉ lệ này có xu hướng gia tăng đối với cặp sinh đôi, khi đó 2 trẻ cùng mắc bệnh.

Trong trường hợp trẻ bị bệnh bẩm sinh nhưng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như thoát vị nghẹt, thoát vị kẹt nghẹt. Bên cạnh đó, một số cơ quan ở ruột, buồng trứng (đối với bé gái) trong ổ bụng chui vào ống phúc tinh gây nghẹt và có nguy cơ gây hoại tử ruột, buồng trứng. Với bé trai, biến chứng nguy hiểm nhất là nội tạng bị nghẹt gây ra mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn và làm tổn thương tinh hoàn. Ngoài ra, một số các biến chứng khác có thể gặp ở bệnh thoát vị bẹn như:

  • Trong trường hợp khối thoát vị lớn, xuống thường xuyên dễ xảy ra tình trạng chấn thương từ bên ngoài để từ đây làm tổn thương cho nội tạng bên trong túi thoát vị.
  • Thoát vị bẹn có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm trẻ chậm lớn.

3. Giải pháp điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh

Với những trẻ mắc bệnh thoát vị bẹn di truyền hay do bất cứ nguyên nhân nào khác, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh lý này ở trẻ.

Việc điều trị bệnh cần được thực hiện sớm ngay khi có sự chuẩn đoán và chỉ định can thiệp của bác sĩ để có thể thắt lại ống phúc tinh mạc hoặc ống Nuck (bé gái). Điều này cũng sẽ góp phần ngăn chặn các biến chứng nghẹt gây tổn thương các tạng bên trong bao thoát vị và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn được các bác sĩ áp dụng là mổ hở đường bẹn và mổ nội soi.

  • Phẫu thuật mổ hở: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt ở vùng nếp gấp bẹn để từ đây thực hiện thắt lại ống phúc tinh mạc. Do phương pháp này thường dễ để lại sẹo nên hiện nay ít được áp dụng.
  • Phẫu thuật mổ nội soi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tiến hành thắt lại ống phúc tinh mạc.

Như vậy, với những thông tin trên các bạn đã biết được bệnh thoát vị bẹn có di truyền không. Đây là bệnh có nguy cơ tiến triển, trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

397 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan