Bé mút tay nhưng không chịu bú phải làm sao?

Theo khuyến cáo của bác sĩ bé nên bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Từ khoảng 2-3 tháng tuổi bạn có thể thấy bé bắt đầu thường xuyên mút tay, đây có thể là hành động vô hại nhưng đôi khi cũng mang đến một số vấn đề cần can thiệp nhất là khi bé mút tay không chịu bú. Vậy bé 3 tháng mút tay phải làm sao, khi nào cần can thiệp, bé mút tay nhưng không chịu bú nên xử lý thế nào?

1. Vì sao bé mút tay không chịu bú?

  • Trẻ căng thẳng: Các con cũng sẽ bị căng thẳng, stress. Lúc này việc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endorphin (chất giảm đau nội sinh), cảm giác thư giãn thích thú được tạo nên giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, nó tương tự như khi trẻ được ăn những món mà trẻ yêu thích. Việc này cũng dẫn đến bé mút tay không chịu bú. Nguyên nhân có thể do các mẹ bận rộn, làm bé không còn thói quen bú mẹ và sau khi bú mẹ lại bé sẽ bắt đầu cáu gắt, quấy khóc do lạ lẫm.
  • Biểu hiện của việc trẻ đang đói, khát, cô đơn : Theo nhận định từ những chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ, hầu hết những bé sơ sinh khi đói sẽ mút tay. Não bộ của bé được kích thích như tìm được cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Nếu mẹ thiếu sữa sẽ dẫn đến đến tình trạng bé mút tay nhưng không chịu bú.

2. Tác hại của việc bé mút tay

  • Trẻ ngậm mút tay chưa được rửa sạch: Tay bé không sạch sẽ mang theo vi khuẩn, nấm,..v.. Điều này khiến hệ tiêu hoá của trẻ yếu đi hơn nữa còn có thể bị rối loạn co bóp dạ dày hoặc rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, đưa nấm Candida Albicans vào khoang miệng gây ra nấm miệng ở trẻ biểu hiện bệnh là các vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng. Khi bé bị nấm lưỡi mà không được điều trị kịp thời có thể làm trẻ mất vị giác, đau đớn từ đó lười bú, thậm chí có thể bỏ bú.
  • Bé ngậm ngón tay quá sâu rất dễ gây ra nôn trớ nhất là sau khi ăn hoặc bú. Nhưng việc mút tay đã trở thành thói quen khó bỏ do bé nghĩ hành động này an toàn. Hai nguyên nhân này kết hợp lại khiến bé lẩn tránh việc bú và làm bé mút tay nhưng không chịu bú.
  • Ngoài các bệnh về đường tiêu hoá, việc mút tay không sạch sẽ khiến bé nhiễm các bệnh khác tay qua đường tay- miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun.
  • Khi bé có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi ngón tay có thể gây ra một số tổn thương như da ngón tay bị nứt đi nứt lại,nặng hơn có thể bị lở loét và nhiễm trùng dưới da gây viêm da mủ.
  • Bé mút tay thường xuyên trong thời gian dài khả năng cao gây biến dạng xương ngón tay, dẫn đến hình dạng ngón tay bất thường.
  • Khi trẻ lớn hơn 5-6 tuổi trong kỳ thay răng vẫn còn thói quen mút tay việc này sẽ làm tổn thương đến hàm răng như biến dạng răng như hàm bị hô hay móm, lệch khớp cắn, khó phát âm.

3. Bé 3 tháng mút tay phải làm sao?

Việc bé có thể đưa ngón tay vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Thường thì bé từ 2 – 3 tháng tuổi bắt đầu có thói quen mút tay.

Động tác mút tay xuất hiện ở bé dưới 2 tuổi là một dấu hiệu cho thấy não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh. Theo thống kê có khoảng 70-90% bé mút tay, nhưng sau 6 tháng đầu tiên, phản xạ bú mút sẽ giảm. Hầu hết các bé sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 – 5 tuổi.

Tuy nhiên, khi bé lớn dần mà vẫn còn thói quen ngậm mút tay sẽ trở thành “tật khó chữa”, vô hình chung sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ bỏ thói quen mút tay các mẹ có thể làm một số hành động sau để khuyến khích bé bỏ mút tay:

  • Nếu bé đói, khát hãy cho bé bú sữa để đáp ứng nhu cầu của bé.
  • Nếu bé đang cô đơn hãy chơi chung cùng bé.
  • Nếu nguyên nhân do bé căng thẳng có thể an ủi bé bằng những cái ôm, lời an ủi nhẹ nhàng.
  • Khi bé làm hành động mút tay vô tình như một thói quen, các mẹ có thể nhẹ nhàng lấy tay bé ra và làm bé phân tâm bằng những việc khác.
  • Khi bé đã biết nói, bé mút tay thể hiện việc đau, giận dữ,... các mẹ có thể dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc bằng lời nói và dạy cho trẻ biết những tác hại khi trẻ mút tay.
  • Lúc tình hình bé mút tay có cải thiện các mẹ có thể động viên, khen thưởng bé. Các mẹ có thể làm một cái lịch các ngày trong tuần nhiều màu sắc, trên lịch hãy đánh dấu những ngày trẻ không mút tay và khích lệ để trẻ bỏ mút tay dần dần.
  • Có thể làm giảm hứng thú việc bằng tay bằng cách sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng cho tay bé.

Ngoài việc giúp trẻ bỏ dần thói quen mút tay, việc bé mút tay không chịu bú có thể do các nguyên nhân khác, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

  • Nếu nguyên nhân nằm ở việc lượng sữa mẹ ít đi các mẹ có thể chọn cho mình một khẩu phần ăn hợp lý để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Việc mẹ ít cho bé bú khiến bé xa lạ và căng thẳng khi bú lại hãy chơi với bé nhiều hơn giúp bé làm quen dần lại với bạn.

Trường hợp việc mút tay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa có các biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng, hay do nấm lưỡi,... hãy đưa bé đến ngày bác sĩ để điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan