Bé không chịu bỏ bú bình trước khi đi ngủ, phải làm thế nào?

Bình sữa là vật dụng yêu thích và bú bình đã trở thành thói quen của nhiều trẻ nhỏ. Việc cai bú bình hiệu quả cho trẻ phụ thuộc phần lớn vào sự dứt khoát, quyết tâm của các ông bố, bà mẹ trong quá trình thực hiện.

1. Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ bỏ bú bình?

Khi được 6 tháng tuổi, nhiều trẻ không cần bú bình trước khi đi ngủ và đến 9 tháng tuổi, rất ít trẻ cần thêm calo và chất dinh dưỡng từ bình sữa trước khi đi ngủ, vì chúng thường ăn và uống nhiều suốt ngày. Vì vậy, vào thời điểm trẻ được khoảng 9 tháng, bú bình trước khi đi ngủ thường là tùy chọn.

Do đó, gia đình có thể tập cho trẻ bắt đầu sử dụng cốc trong nửa cuối năm đầu sau sinh. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể tự cầm cốc là trẻ đã ngồi thẳng được. Bắt đầu cho trẻ làm quen với cốc bằng cách bế và đưa cốc vào miệng trẻ để trẻ nhấp từng ngụm nhỏ. Lưu ý, bạn tiếp tục cho bé bú bình khi ngủ càng lâu, trẻ sẽ càng khó bỏ bú bình hơn.

2. Làm sao để giúp trẻ bỏ bú bình?

Có hai cách phổ biến để chuyển trẻ từ bú bình sang cốc:

  • Cai bú bình dần dần: Thực hiện cai bú bình theo từng bước. Bắt đầu bằng việc cho bé bú bình sữa đã ướp lạnh thay vì ủ ấm trước khi đi ngủ, khiến bé giảm hứng thú với bình sữa. Sau đó, thay thế sữa bằng nước, làm giảm hơn nữa hứng thú của trẻ. Cuối cùng, cho trẻ uống bình chứa thuốc trước khi đi ngủ.
  • Cai bú bình tức thì: Bỏ tất cả bình sữa của trẻ đi để trẻ không thể bú bình nữa. Hai đêm đầu tiên có thể có một chút căng thẳng đối với cả mẹ và bé và mất nhiều thời gian hơn để trẻ đi vào giấc ngủ. Nhưng sau đó mọi thứ sẽ ổn.
Nên để người chăm sóc cho bé tập bú bình
Cai bú bình dần dần theo từng bước giúp trẻ chuyển từ bú bình sang cốc

3. Chuyển từ bú bình sang dùng cốc cho trẻ nhỏ tuổi

Bố mẹ cho ít nước vào cốc rồi cho trẻ tập uống. Ngoài ra, còn có thể cho trẻ cầm chiếc cốc rỗng để chơi cho đến khi quen dần. Tiếp theo, cho trẻ uống một cốc sippy sữa một lần mỗi ngày trong một tuần và dần sử dụng cốc sippy để đựng tất cả đồ uống ban ngày. Cất bình sữa khỏi tầm nhìn của trẻ.

Ban đêm là một thử thách lớn đối với những đứa trẻ đã quen với bình sữa. Chìa khóa để giúp trẻ bỏ bình sữa là sự duy trì. Một khi cha mẹ đã quyết định cho trẻ bỏ bú bình thì tuyệt đối không cho trẻ chạm đến bình nữa.

The vào đó, cha mẹ có thể tạo một thói quen trước khi đi ngủ bằng các câu chuyện, hành động âu yếm, xây dựng môi trường ấm áp, thoải mái sẽ giúp trẻ chuyển đổi dễ dàng hơn.

4. Chuyển từ bú bình sang dùng cốc cho trẻ lớn hơn

Khi được trẻ 12 tháng, nhiều trẻ sẽ không gặp vấn đề gì khi bỏ bú bình. Sử dụng cốc để đựng tất cả các chất lỏng, kể cả sữa ngay từ đầu. Bạn cũng cần lưu ý sửa tật xấu vừa ngậm cốc vừa chạy hoặc đi bộ khiến trẻ dễ bị té ngã.

Bạn chỉ nên cho trẻ uống khi trẻ thực sự khát, trong bữa ăn và cần biết lượng sữa cần thiết khi trẻ lớn hơn. Tránh để trẻ ngậm cốc sippy cả ngày vì hành động này cũng có hại tương tự ngậm bình sữa. Nó làm trẻ uống nước quá nhiều, ít ăn thức ăn bổ dưỡng và dễ bị sâu răng.

Có nhiều cách để giúp trẻ bỏ bú bình trước khi ngủ, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần quyết tâm thực hiện để xây dựng kế hoặc ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với trẻ so với độ tuổi.

ăn dặm tự chỉ huy
Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, parents.com, verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan