Bé bị trẻ khác cắn có nguy hiểm không?

Trẻ em bị bạn cắn đến mức rách da sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Cần xử trí bằng cách làm sạch vết thương, đưa trẻ đi khám và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bé bị bạn cắn có cần chích ngừa không cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh.

1. Mức độ nguy hiểm khi trẻ em bị bạn cắn

Chuyện trẻ em bị bạn cắn trong khi chơi với nhau hoặc cãi nhau không phải là hiếm. Nhưng đa số trường hợp chỉ cắn nhẹ, không gây rách da, chảy máu và vết thương không nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khi trẻ bị bạn cắn đến mức rách da thì lại là một câu chuyện khác. Miệng của con người chứa đầy vi khuẩn, gây ra khoảng 10 - 15% nguy cơ nhiễm trùng rơi. Các vết cắn nghiêm trọng vào mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục có thể đặc biệt nguy hiểm.

Trẻ em bị bạn cắn có thể truyền một số loại vi khuẩn tồn tại trong miệng người - như vi khuẩn tụ cầuliên cầu khuẩn. Tai nạn này cũng có nguy cơ làm lây truyền các bệnh nghiêm trọng - như viêm gan.

Mặc dù các chuyên gia không loại trừ khả năng HIV được truyền qua vết cắn của con người, nhưng nhìn chung thì điều này rất khó xảy ra. Nồng độ của virus gây bệnh AIDS trong nước bọt thấp hơn trong máu, hơn nữa nước bọt cũng ức chế hoạt động của virus.

Nhìn chung, hãy đưa trẻ bị bạn cắn đến bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào dưới đây:

  • Tăng mức độ sưng, đỏ hoặc đau ở vết thương
  • Có chảy mủ
  • Sốt từ 37,7°C trở lên
  • Sung đỏ hoặc cảm giác nóng lan ra từ vết cắn

Cũng nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu vết cắn không lành trong 10 ngày.

Trẻ sốt sau tiêm vắc-xin 5 trong 1
Nếu trẻ sốt từ 37,7 độ trở lên sau khi bị cắn, hãy đưa bé đi khám ngay

2. Xử trí khi trẻ em bị bạn cắn

Các bước sơ cứu và xử trí ban đầu khi trẻ bị bạn cắn phụ thuộc vào mức độ vết thương.

2.1. Nếu da không bị rách

  • Rửa tay của bạn, sau đó cẩn thận rửa vùng da trẻ bị bạn cắn bằng xà phòng và nước sạch.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh 2 lần/ngày, trước mỗi lần bôi lại cần rửa sạch da.
  • Dùng băng dính che lại nếu vết thương nằm trên vùng có khả năng bị bẩn. Nếu không, hãy để vết thương tiếp xúc với không khí bình thường.
  • Đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vết cắn không lành trong 10 ngày.

2.2. Nếu da bị rách

  • Rửa sạch tay của bạn, sau đó nhẹ nhàng sát khuẩn vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ và làm sạch dưới vòi nước chảy trong vòng 3 - 5 phút.
  • Nếu vết thương không chảy máu, hãy bôi thuốc mỡ kháng khuẩn và băng kín vết thương bằng băng vô trùng.
  • Nếu vết thương đang chảy máu, hãy chườm bằng một miếng vải sạch, khô và kê cao khu vực bị cắn nếu có thể. Nếu máu không ngừng chảy trong vòng 5 - 10 phút, hãy gọi số cấp cứu.
  • Đưa con bạn đến bác sĩ kiểm tra thêm.
Thuốc mỡ
Sau khi vệ sinh vết cắn không bị rách da cho bé, hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh 2 lần/ngày

3. Bé bị bạn cắn có cần chích ngừa không?

Khi đưa trẻ em bị bạn cắn đến cơ sở y tế, bác sĩ có thể:

  • Làm sạch và kiểm tra cẩn thận vết thương.
  • Hướng dẫn bạn cách giữ cho vết thương sạch sẽ.
  • Kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng uốn ván tùy theo lịch sử tiêm chủng của trẻ.

Bé chỉ cần khâu vết thương nếu vết cắn rất nghiêm trọng hoặc nằm trên mặt, bởi khâu kín vết cắn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu vết cắn nặng, trẻ cần phải khâu hoặc thậm chí phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

4. Ngăn ngừa trẻ em bị bạn cắn

Nếu bé bị cắn bởi anh chị em trong nhà, bạn cần giải quyết nguyên nhân dẫn đến hành vi thô bạo này và để mắt theo dõi khi chúng chơi cùng nhau, đảm bảo kịp thời nhắc nhở và xử trí. Nếu con bạn bị cắn ở nhà trẻ, hãy nói chuyện với người chăm sóc ngay lập tức. Yêu cầu cô giáo cũng thông báo cho phụ huynh của đứa trẻ đã cắn con bạn.

Cũng có trường hợp con bạn chính là người cắn những trẻ khác. Tất nhiên đây là một chuyện khó chấp nhận được, nhưng cần nhớ rằng hành vi này khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bạn cần tìm hiểu lý do tại sao trẻ làm như vậy và cách đối phó với các hành vi hung hăng của con.

Nhìn chung, cả đứa trẻ bị bạn cắn và đứa cắn bạn đều cần sự quan tâm của người lớn. Trước tiên, bạn cần kiểm tra vết thương, chăm sóc y tế và an ủi đứa bị cắn. Sau đó, đừng quên nhẹ nhàng hỏi han để bé đã cắn bạn cảm thấy thoải mái thể hiện cảm xúc của chính mình, giải thích lý do vì sao bé bực bội hoặc ức chế và dẫn đến hành động này.

cắn
Nếu bé bị cắn bởi anh chị em trong nhà, bạn cần giải quyết nguyên nhân dẫn đến hành vi thô bạo này

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan