Bé 6 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng?

Chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bậc phụ huynh, các chỉ số này thay đổi theo từng độ tuổi và phản ánh chân thực nhất tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Rất nhiều cha mẹ băn khoăn về cân nặng bé 6 tháng bao nhiêu là chuẩn hay bé 6 tháng nặng 6kg có phải là suy dinh dưỡng hay không?

1. Đặc điểm của bé 6 tháng tuổi

Một số cột mốc phát triển thể chất và khả năng vận động thô mà những bé 6 tháng tuổi có thể đạt được bao gồm:

  • Khả năng phối hợp giữa tay và đôi mắt chính xác hơn: Bé 6 tháng tuổi là giai đoạn mà những cử động tay sẽ chính xác hơn do sự phát triển tầm nhìn tốt hơn trước. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này bé đã có khả năng nắm giữ và quan sát đồ vật một cách cẩn thận;
  • Cải thiện khả năng nhận thức màu sắc: Thị lực của bé ở độ tuổi từ 6 tháng - 6 tháng rưỡi đã được cải thiện rất nhiều. Bé 6 tháng tuổi ngoài khả năng nhận biết, phân biệt nhiều màu sắc còn có thể ước tính được khoảng cách và quan sát các vật thể xung quanh;
  • Sử dụng cả bàn tay để cầm nắm: Bé 6 tháng đã có thể điều khiển tất cả các ngón tay để giữ các đồ vật kích thước nhỏ;
  • Khả năng ngồi mà không cần hỗ trợ: Giai đoạn 6 tháng tuổi, nhờ việc các cơ vùng lưng phát triển mạnh mẽ, do đó bé có thể ngồi vững, đồng thời có thể điều khiển toàn bộ thân mình khi ngồi. Tuy nhiên, giai đoạn này bé vẫn chưa thể chuyển đổi tư thế từ bò hoặc nằm sang ngồi.

Ngoài ra, giai đoạn này ngoài những mốc phát triển thể chất thì bé còn phát triển các mốc đáng chú ý liên quan đến giấc ngủ như sau:

  • Giấc ngủ kéo dài hơn và không hoặc ít bị gián đoạn vào giữa đêm (bé có thể ngủ một giấc suốt đêm);
  • Giấc ngủ vào buổi đêm kéo dài từ 6 đến 8 giờ, do đó bé có thể không thức để bú vào giữa đêm;
  • Trong suốt quá trình ngủ, bé 6 tháng tuổi có thể lăn qua lăn lại để trở mình.

Bên cạnh đó, bé 6 tháng tuổi có thể phát triển một số kỹ năng giao tiếp cơ bản như sau:

  • Biết đáp lại khi cha mẹ gọi tên;
  • Biết tạo ra âm thanh báo hiệu bé vui vẻ hoặc không hài lòng;
  • Có khả năng đáp ứng với các âm thanh khác nhau bằng cách tạo ra âm thanh;
  • Bắt đầu bập bẹ vài chữ đơn giản và đôi khi cố gắng tạo ra một số âm thanh khác nhau trong khi chơi đùa với cha mẹ hoặc người thân.

Xem ngay: Thực đơn nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi

2. Cân nặng bé 6 tháng bao nhiêu là đạt chuẩn?

Dựa vào bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng bé 6 tháng sẽ khác nhau ở từng giới tính:

  • Cân nặng chuẩn của bé trai 6 tháng tuổi là 7,9kg. Trong khi đó nếu ở độ tuổi này mà bé trai có cân nặng dưới 6,4kg được gọi là suy dinh dưỡng và bé được xếp vào nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng khi cân nặng của bé nhỏ hơn 7,1kg.
  • Đối với bé gái, cân nặng bé 6 tháng chuẩn nhất là 7,3kg. Nếu ở độ tuổi này mà bé gái có cân nặng dưới 5,8kg được gọi là suy dinh dưỡng và bé có nguy cơ suy dinh dưỡng khi cân nặng nhỏ hơn 6,4kg.
bé 6 tháng nặng 6kg
Bé 6 tháng nặng 6kg nếu là bé gái xếp vào nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng

3. Một số thắc mắc về cân nặng bé 6 tháng tuổi

3.1. Bé 6 tháng nặng 6kg có phải là suy dinh dưỡng?

Bé 6 tháng nặng 6kg nếu là bé trai được xếp vào nhóm suy dinh dưỡng còn bé gái ở nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tình trạng bổ sung các chất dinh dưỡng không đầy đủ kéo dài vừa ảnh hưởng đến cân nặng vừa tác động không tốt đến sự tăng trưởng chiều cao.

Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng bé nên đặt ra những câu hỏi như bé ăn uống như thế nào, số lượng nhiều hay ít, số cữ bột mỗi ngày là bao nhiêu. Sau đó so sánh với chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi như sau:

  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ;
  • Nếu mẹ đi vắng có thể vắt sữa cho bé bú ở nhà;
  • Bổ sung thêm 2 bữa bột mỗi ngày, trong đó bao gồm 1 bữa bột sữa và 2 bữa bột thịt hoặc trứng;
  • Có thể thay đổi cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần, số lượng tăng dần;
  • Có thể tập cho bé uống thêm nước cam, nạo chuối hoặc xoài bổ sung thêm.

Nếu đã áp dụng đầy đủ nhưng do bé lười ăn và chậm/không tăng cân, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ bổ sung các vitamin và khoáng chất, xác định nguyên nhân cụ thể để có hướng xử trí thích hợp càng sớm càng tốt.

3.2. Bé 6 tháng rưỡi nặng 7 kg có chuẩn không?

Bé 6 tháng rưỡi nặng 7 kg nếu là bé trai được xếp vào nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, đối với bé gái 7kg chưa phải là cân nặng nguy cơ tuy nhiên vẫn thấp hơn so với cân nặng tiêu chuẩn 7,3kg ở cột mốc 6 tháng tuổi.

Giai đoạn sau 6 tháng tuổi là lúc bé sẽ chuyển dần từ sữa mẹ sang chế độ ăn dặm nên bé rất dễ gặp tình trạng đứng cân, sụt cân. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn dặm của cha mẹ chưa phù hợp với con trẻ. Do đó, ở điều kiện tốt nhất cha mẹ nên tập cho trẻ quen từ từ, tăng dần số lượng bữa ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.

Giai đoạn bé 6 tháng rưỡi có thể tăng thêm cho bé 1 cữ bột, 2 cữ sữa để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một lưu ý quan trọng ở giai đoạn này là giấc ngủ của bé vào ban đêm nên kéo dài, tránh thức giữa đêm, vì ngủ là thời điểm hormone tăng trưởng bài tiết nhiều để giúp trẻ tăng cân nặng và chiều cao.

Xem ngay: Trẻ 6 tháng tuổi nặng 6,3kg có bình thường không?

4. Chăm bé 6 tháng cần lưu ý gì?

Để hỗ trợ, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau:

  • Cho trẻ nằm sấp: Cha mẹ hãy cho bé 6 tháng tuổi nằm sấp khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Thói quen này giúp tăng cường, làm săn chắc cơ bắp và làm cho bé hoạt động nhanh nhẹn hơn. Tuy nhiên, khi đang nằm sấp cha mẹ nên đặc biệt chú ý và để mắt đến bé;
  • Giao tiếp và dành thời gian chơi với bé: Cha mẹ có thể cố gắng trò chuyện, vui chơi với con để kích thích kỹ năng lắng nghe của bé;
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời và đọc sách: Có thể bao gồm đưa bé đi dạo quanh khu phố, công viên hoặc đơn giản là đọc hoặc cho bé xem những cuốn sách đầy màu sắc nhằm mục đích kích thích thị lực của bé;
  • Tương tác xã hội: Một vấn đề cực kỳ quan trọng là bé 6 tháng tuổi cần gặp và làm quen với nhiều người và nhiều gương mặt mới. Việc này sẽ giúp bé 6 tháng phát triển tốt hơn các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội.
bé 6 tháng nặng 6kg
Cha mẹ hãy cho bé 6 tháng tuổi nằm sấp khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày

5. Những dấu hiệu bất thường của bé 6 tháng mà cha mẹ nên lưu ý?

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt nên sự phát triển của bé sẽ có những đặc điểm khác nhau và có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với các bé cùng tuổi khác. Tuy nhiên, nếu bé 6 tháng tuổi có những dấu hiệu sau, cha mẹ nên chú ý:

  • Không thể ngồi vững ngay cả khi được trợ giúp: Cơ lưng của bé 6 tháng tuổi đã phát triển tương đối khỏe mạnh nên bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ của cha mẹ. Do đó, nếu bé không thể ngồi (đặc biệt khi đã được hỗ trợ), cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo bé chậm phát triển thể chất;
  • Không tạo ra và không phản ứng với âm thanh: Bé 6 tháng tuổi mặc dù chưa biết nói chuyện nhưng bé đã có khả năng tạo ra âm thanh đơn giản và phản ứng với âm thanh xung quanh. Vì vậy, nếu em bé hoàn toàn không thể tạo ra âm thanh và chậm/không phản ứng với tiếng động xung quanh thì có thể bé đã mắc một số vấn đề dây thanh âm hoặc thính giác;
  • Không nhận ra người quen: Dấu hiệu này gợi ý bé có thể có một số vấn đề về tầm nhìn hoặc chậm phát triển nhận thức;
  • Không vận động hoặc kỹ năng vận động kém: Các dấu hiệu như bé không hoặc tỏ ra không thích chơi đồ chơi hoặc chơi đùa với cha mẹ/người thân... gợi ý bé đang gặp tình trạng chậm phát triển.

Dựa vào bảng bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) các bậc cha mẹ có thể biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Từ cơ sở sở đó, cha mẹ có thể đánh giá và xây dựng chế độ chăm sóc cho trẻ phù hợp để trẻ có thể phát triển toàn diện và luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

52.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan