Bé 21 tháng tuổi ăn gì thì tốt?

Trẻ 21 tháng tuổi có sự phát triển vượt bậc về kỹ năng vận động, ngôn ngữ và trí não. Đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu phát triển cá tính riêng và biết lựa chọn cũng như từ chối thức ăn. Do vậy, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi là một thách thức không nhỏ cho bậc phụ huynh. Vậy bé 21 tháng tuổi ăn được những gì?

1. Dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi là một phần thực sự quan trọng trong cuộc sống, trẻ cần được ăn ba bữa mỗi ngày và thêm hai bữa phụ. Trong đó, một số chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 21 tháng tuổi bao gồm:

  • Carbohydrate: glucose từ carbohydrate được não sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho chính nó. Lượng carbohydrate cần thiết cho một đứa trẻ 21 tháng tuổi là khoảng 130 gram. Đây là lượng tương ứng cần thiết để não người trưởng thành hoạt động bình thường.
  • Chất đạm: trẻ sơ sinh yêu cầu một chế độ ăn ít protein nhưng đối với trẻ 21 tháng tuổi trẻ mới biết đi cần 13 gam protein mỗi ngày.
  • Chất béo: chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mới biết đi, cơ thể cần chúng để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, xây dựng tế bào, vận động cơ và đông máu.
  • Natri: natri hoạt động như một chất điện giải trong cơ thể và nó cần thiết cho chức năng thần kinh, co cơ và điều hòa huyết áp. Trẻ sơ sinh cần tối thiểu 1 gam mỗi ngày để hoạt động tối ưu.
  • Sắt: sắt cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu mang oxy qua máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên, mệt mỏi và da xanh xao. Trẻ mới biết đi cần bổ sung 7 mg sắt mỗi ngày.
  • Canxi: là một vi chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và thậm chí cả chức năng tim. Trẻ 21 tháng tuổi là giai đoạn phát triển các kỹ năng vận động và cần 70mg canxi mỗi ngày.
  • Vitamin D: rất quan trọng cho sự hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể. Trẻ em cần 300-400 đơn vị vitamin mỗi ngày.
  • Nước: trẻ mới biết đi khi 21 tháng tuổi cần 1,3 lít nước đến từ các nguồn hỗn hợp như nước, thức ăn và nước có trong sữa. Nước chiếm 70-7% trọng lượng cơ thể và cần thiết để cấu trúc các phân tử lớn, vận chuyển các chất dinh dưỡng khác, bôi trơn và đệm các cơ quan, đồng thời thải độc tố ra khỏi cơ thể.
bé 21 tháng tuổi ăn gì
Giải đáp bé 21 tháng tuổi ăn gì?

2. Bé 21 tháng tuổi ăn được những gì?

Trẻ 21 tháng tuổi mới biết đi có nhu cầu nhiệt lượng thấp hơn trẻ sơ sinh do tốc độ tăng trưởng chậm lại. Vì vậy, trong giai đoạn này, trẻ cần từ 1000 đến 1400 calo mỗi ngày tùy thuộc vào kích thước, mức độ hoạt động thể chất và tuổi của chúng. Điều này có nghĩa là khoảng 1⁄2 chén cơm, 1 trái cây nhỏ, 1 chén rau nấu chín, 1 quả trứng và 1 ly sữa mỗi ngày. Ngoài ra, trẻ cũng cần một lượng dầu ăn lành mạnh trong bữa ăn. Bé 21 tháng tuổi ăn gì? Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ 21 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Trứng: trứng có thể được luộc hoặc đánh trứng và có thể được ăn kèm với bơ hoặc phomat.
  • Cơm: “Bé 21 tháng tuổi ăn cơm được chưa?” là câu hỏi mà các bậc cha mẹ luôn thắc mắc. Tuy nhiên, giai đoạn này chiếc răng hàm thứ hai hàm dưới bắt đầu nhú lên và trẻ có thể ăn được cơm nát.
  • Bánh mì cuộn: làm phẳng lát bánh mì và phết bơ, cuộn để làm thức ăn cho trẻ.
  • Bánh mì bơ hạt và mứt: trang trí thêm một ít bơ đậu phộng và mứt vào món bánh mì thêm hấp dẫn.
  • Quả bơ và trứng luộc: đây là hai loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất béo tốt.
  • Trái cây: một bát hỗn hợp trái cây bất kỳ theo mùa sẽ giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng của trẻ.
  • Sữa: trẻ 21 tháng tuổi có thể sẽ cai sữa mẹ, tuy nhiên cha mẹ nên thực hiện chậm rãi, bỏ một bữa bú hàng ngày trong ít nhất ba đến bảy ngày trước khi bỏ buổi tiếp theo. Nếu cho trẻ cai sữa quá nhanh, người mẹ có thể có nguy cơ tắc ống dẫn sữa và nhiễm trùng.
bé 21 tháng tuổi ăn gì
Quả bơ và trứng luộc là thực phẩm tốt cho trẻ 21 tháng tuổi

3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn

Khi trẻ mới biết đi và đang trong giai đoạn phát triển tích cách sẽ không thích sự kiểm soát. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn trẻ có thể tự ăn, hãy để cho trẻ tự ăn thức ăn có kích thước vừa phải. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc trẻ 21 tháng tuổi biếng ăn như sau:

  • Đảm bảo rằng thực phẩm giàu vitamin C để có thể hấp thụ sắt.
  • Đừng biến giờ ăn thành bãi chiến trường. Khi bạn cố gắng ép trẻ ăn sẽ hình thành một phản kháng tự nhiên.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước trái cây đóng chai và thay vào đó là ăn các loại trái cây tươi.
  • Đừng dỗ trẻ bằng cách cho trẻ dùng đồ ngọt để làm phần thưởng cho việc ăn xong.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ hoặc bữa ăn nhẹ thay vì 3 bữa ăn lớn. Việc này cung cấp sự đa dạng và đảm bảo rằng trẻ không cảm thấy đói.
  • Bắt đầu với thức ăn mềm và từ từ thêm thức ăn dai ví dụ như thịt.
  • Hãy để trẻ ngồi trong bữa ăn và không khuyến khích việc chạy nhảy xung quanh trong giờ ăn.
  • Làm cho giờ ăn vui vẻ bằng cách kể chuyện và không khuyến khích ăn trước tivi vì nó sẽ làm cản trở quá trình xử lý mùi vị và kết cấu.
  • Đánh giá cao việc trẻ thử thức ăn mới nhưng cha mẹ không nên ép nếu trẻ không thích.

Tóm lại, trẻ 21 tháng tuổi là giai đoạn phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn phát triển về tính cách. Do vậy, trẻ rất kén ăn trong giai đoạn này và dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi luôn là vấn đề mà nhiều cha mẹ lo lắng. Để trẻ phát triển khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ thay đổi cách chế biến, hiểu được sở thích khẩu vị của trẻ để từ đó tạo môi trường và thói quen ăn uống đa dạng.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết qua các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nên ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan