Nguy cơ thuyên tắc phổi ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu, người bình thường mổ đẻ cũng có khả năng bị một vài cục máu đông, mô tế bào, mỡ, bọt khí... xâm nhập vào dòng máu lên phổi và gây ra tình trạng thuyên tắc phổi sau sinh. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

1. Bệnh thuyên tắc phổi là gì?

Bệnh lý thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn tại mạch máu của phổi do các cục máu đông gây ra. Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi có thể xảy ra ở động mạch trung tâm của phổi hoặc gần rìa phổi. Trường hợp các cục máu đông lớn gây tắc ở vị trí gần trung tâm của phổi thì sẽ xảy ra những triệu chứng nặng ở người bệnh và gọi là thuyên tắc phổi lớn, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Đa số các trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc phổi đều gây ra bởi huyết khối tĩnh mạch sâu. Chính vì thế, những người có nhiều nguy cơ mắc thuyên tắc phổi là chính là những người dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, một số yếu tố nguy cơ khác là người bệnh bất động trong thời gian dài, mắc bệnh lý nghiêm trọng, và phẫu thuật lớn.

Thuyên tắc phổi sau sinh cũng có thể gây ra bởi những vật tắc nghẽn tạo thành, dịch màng ối do biến chứng thai nghén, khí khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đi vào máu, mô tế bào, mỡ, bọt khí...xâm nhập vào máu rồi đi lên phổi trong quá trình mổ đẻ. Nguy cơ thuyên tắc phổi sau sinh có thể được giảm đáng kể nếu sản phụ vận động sớm hoặc đối với những đối tượng đặc biệt được sử dụng các thuốc ngăn hình thành huyết khối.

Thuyên tắc phổi
Bệnh lý thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn tại mạch máu của phổi do các cục máu đông gây ra

2. Nguyên nhân gây ra thuyên tắc phổi sau sinh là gì?

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thì nguyên nhân chính trong hầu hết các trường hợp thuyên tắc phổi sau sinh là do một cục máu đông đã được hình thành trong tĩnh mạch sâu hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch, cục máu đông này đi theo vòng tuần hoàn máu và bị mắc kẹt lại trong một trong những mạch máu ở phổi.

Trong một số trường hợp khác hiếm gặp hơn thì sản phụ bị thuyên tắc phổi sau sinh không phải do các cục máu đông mà là do các tác nhân khác như:

  • Nước ối trong thai kỳ hoặc trong lúc sinh – tắc mạch ối (hiếm gặp)
  • Bóng khí lớn trong tĩnh mạch (hiếm gặp)
  • Giọt mỡ từ tủy của xương bị gãy
  • Dị vật từ bơm tiêm không sạch như bơm tiêm chích ma túy
  • Một mảnh nhỏ khối u bị vỡ ra từ một khối u lớn trong cơ thể như trong ung thư.

3. Nguy cơ thuyên tắc phổi ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Nguy cơ thuyên tắc phổi khi mang thai gấp 5 lần phụ nữ bình thường và 2 lần sau khi sinh. Huyết khối tĩnh mạch thường hình thành ở tĩnh mạch sâu bên chân trái. Khi gần bước vào giai đoạn sinh nở, có nhiều thay đổi xảy ra làm tăng khả năng đông máu để hạn chế sự mất máu trong quá trình mang thai và sinh nở ở sản phụ.

Ngoài ra, tại thời điểm sinh nở, sự co thắt mạnh trong quá trình chuyển dạ cũng có sự tác động mạnh lên tĩnh mạch ở khung chậu và gây ra các tổn thương nhỏ đối với tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và thuyên tắc phổi sau sinh.

Nguy cơ thuyên tắc phổi khi mang thai sẽ gia tăng nếu sản phụ:

  • Có kế hoạch phẫu thuật mổ lấy thai
  • Thừa cân
  • Cao huyết áp
  • Có tiền sản giật
  • Có di truyền về bệnh huyết khối
  • Có một người thân hay gia đình có bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc rối loạn đông máu
  • Thai phụ trên 35 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Bị giãn tĩnh mạch.

4. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi

Khó thở
Khi bị thuyên tắc phổi sau sinh, phụ nữ thường bị khó thở với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng

Triệu chứng thuyên tắc phổi sau sinh sẽ phụ thuộc vào vị trí ảnh hưởng của cục máu đông là lớn hay nhỏ và tình trạng phổi của người bệnh có đủ sức để đối phó với cục máu đông đến khi nào. Những sản phụ sau sinh hoặc người có bệnh từ trước thường có sức khỏe yếu nên triệu chứng sẽ nặng hơn, bao gồm:

  • Khó thở sau sinh với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng
  • Đau ngực kiểu màng phổi, đau nhói khi hít vào
  • Người bệnh không thể hít thở sâu, vì cơn đau làm cho người bệnh phải nín thở lại
  • Ho ra máu
  • Nhiệt độ tăng nhẹ
  • Tim đập nhanh
  • Cảm thấy yếu ớt, không khỏe, hoặc choáng.
  • Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi lớn có thể gây ngừng tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng dù được cấp cứu ngay.

Một số triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu mà người bệnh có thể gặp phải như: Đau đột ngột ở bắp chân, sưng một chân hoặc bàn chân, đau cơ bắp chân, bắp chân nóng và đỏ, có thể có dấu bầm trên da.

5. Điều trị cho thuyên tắc phổi sau sinh bằng cách nào?

Sản phụ bị thuyên tắc phổi sau sinh có thể cứu sống một cách ngoạn mục nhờ phát hiện và can thiệp kịp thời, một số phương pháp điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị chống đông máu, thường được bắt đầu ngay khi nghỉ ngờ thuyên tắc phổi để ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm. Điều trị bằng thuốc chống đông máu sẽ được tiếp tục cho đến 3 tháng sau thuyên tắc phổi trong hầu hết các trường hợp.

Bệnh nhân sẽ thở oxy trong giai đoạn đầu để cải thiện tình trạng khó thở và giảm oxy máu.

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để hỗ trợ tuần hoàn và theo dõi sát và nhập đơn vị chăm sóc tích cực có thể cần thiết nếu bệnh nhân không khỏe hoặc thuyên tắc phổi lớn.

Hiện nay, tại Bệnh Viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec đang áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị cấp cứu bệnh nhân bị tắc mạch phổi. Với trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho kết quả CT perfusion trong vòng 7 phút và thực hiện thường quy. Kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan