Nên đo đường huyết bao lâu 1 lần?

Đo đường huyết là một trong những cách để đánh giá lượng đường có trong cơ thể, chỉ số này sẽ hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Vậy nên đo đường huyết đường huyết khi nào, nên đo đường huyết bao lâu 1 lần.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết còn được biết đến với tên gọi khác là glucose máu, là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể giúp các chức năng quan trọng như hệ thần kinh, não bộ và nhiều cơ quan khác hoạt động tốt hơn.

Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) chính là kết quả của nồng độ glucose trong máu, được tính theo đơn vị mmol/ l hay mg/ dl.

Lượng đường huyết trong cơ thể có thể thay đổi liên tục, nó chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt. Nhưng nếu chỉ số đường huyết thay đổi thường xuyên và ở mức độ cao thì có thể nó đang cảnh báo, cơ thể đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,..

2. Tại sao cần theo dõi đường huyết thường xuyên?

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên mang lại một số lợi ích như sau:

  • Cho chúng ta biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp.
  • Đánh giá chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của chúng ta tác động như thế nào đến chỉ số đường huyết.
  • Giúp người bệnh tránh được nguy cơ có thể bị bị nguy hiểm khi đường huyết quá cao hay đường huyết quá thấp.
  • Giúp người bị mắc bệnh liên quan đến đường huyết có thể theo dõi mức độ thay đổi đường huyết để điều chỉnh cách thức điều trị bệnh.
  • Theo dõi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mức đường huyết của bệnh nhân.
  • Đánh giá tác động của các yếu tố khác như bệnh lý hay căng thẳng tinh thần lên tình trạng bệnh.

3. Nên đo đường huyết bao lâu 1 lần?

Chỉ số đường huyết trong máu sẽ liên tục thay đổi, đường huyết lúc đói, lúc ăn no,... sẽ có sự chênh lệch. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm được như thế nào là chỉ số đường huyết bình thường, chỉ số bất thường. Dưới đây là các chỉ số đường huyết ổn định, an toàn của cơ thể.

  • Chỉ số đường huyết được đo ở mộ thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nhỏ hơn 140 mg/ dL (tương đương với 7.8 mmol/ l).
  • Chỉ số đường huyết được đo khi cơ thể đang đói sẽ thấp hơn < 100 mg/ dL (tương đương 5.6 mmol/ l).
  • Chỉ số đường huyết được đo sau bữa ăn thấp hơn 140 mg/ dl (tương đương 7,8 mmol/ l).

Vậy bao lâu chúng ta nên kiểm tra đường huyết 1 lần và nên đo đường huyết lúc nào? Dựa vào các chỉ số trên đây, chúng ta có thể đặt ra các thời điểm để kiểm tra đường huyết trong ngày như sau:

  • Khi đói: Khi cơ thể đang đói, chỉ số đường huyết sẽ rơi vào khoảng 70 mg/ dL đến 92 mg/ dL. Đây là chỉ số được đánh giá là bình thường và ổn định, các trường hợp có chỉ số đường huyết này sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Sau ăn: Chúng ta sẽ đo lượng đường huyết sau ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Với cơ thể bình thường thì chỉ số glucose máu ổn định sẽ thấp hơn 140mg/ dL.
  • Đi ngủ: Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết trước đi ngủ sẽ nằm trong khoảng từ 110 - 150 mg/ dL.
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): Đây là chỉ số được xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đái tháo đường đồng thời kiểm soát hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nếu HbA1c thấp hơn 6.5%, thì đây sẽ là một chỉ số bình thường không đáng lo ngại.

4. Cách đo chỉ số đường huyết tại nhà

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà việc đo chỉ số đường huyết trở nên thuận tiện và dễ dàng với thiết bị cầm tay gọi là máy đo đường huyết cá nhân.

Cách đo đường huyết tại nhà như sau: Lấy một lượng máu vừa đủ, bằng cách chích vào đầu ngón tay, sau đó đưa giọt máu này vào que thử và gắn que thử vào máy đo. Kết quả sẽ hiển thị sau đó vài chục giây.

Đối với người trưởng thành không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, kết quả đo lượng đường huyết trong máu được xem là ngưỡng bình thường khi đường huyết sáng đói và trước các bữa ăn dưới 5.4 mmol/ L (100 mg/ dL); đường huyết 2 giờ sau ăn dưới 7.8 mmol/ L (140 mg/ dL).

Lưu ý kết quả glucose huyết trong máy thử cá nhân thường cao hơn 10 - 15% glucose huyết thử trong phòng thí nghiệm bệnh viện.

Một số điểm cần lưu ý khi đo glucose máu tại nhà:

  • Cần kiểm tra chất lượng que thử về hạn sử dụng và cần bảo quản đúng cách như trong hướng dẫn.
  • Cách thức thử máu: Cần rửa tay sạch sẽ và lâu khô tay. Cẩn thận hơn thì nên sát trùng tay trước khi lấy máu.
  • Kiểm tra mã số trên que thử có phù hợp với mã số trên máy thử.
  • Theo dõi lượng hồng cầu trong máu vì nó ảnh hưởng đến kết quả, có thể không chính xác.
  • Cần ghi lại kết quả và thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan để có cơ sở theo dõi, so sánh, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bản thân
  • Không đo liên tục trên cùng một ngón, đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau.
  • Không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu vì việc này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm sai lệch kết quả đo.

5. Cách để duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Glucose máu chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do vậy mà, để duy trì đường huyết ổn định, chúng ta cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ lượng đường huyết trong máu.
  • Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc hạ đường huyết hay phải tiêm insulin thì lưu ý người bệnh không tự ý thay đổi liều thuốc hay ngừng thuốc,... gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ chính là cách giúp giảm những tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đảm bảo cung cấp nhiều các loại thực phẩm màu xanh và đỏ tươi chẳng hạn như nho, dâu và các loại quả mọng, đây là các loại thực phẩm có chứa anthocyanins giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Uống sữa: Sữa chứa rất nhiều protein và enzyme, 2 thành phần này có khả năng làm chậm sự chuyển hóa đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.
  • Tuyệt đối không nên nhịn ăn sáng: Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp cơ thể ổn định được lượng đường huyết trong suốt cả ngày.
  • Vận động thường xuyên: Xây dựng thói quan vận động, tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Trên đây là những thông tin về chỉ số đường huyết và nên đo đường huyết bao lâu 1 lần. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan