Khám tăng huyết áp là khám những gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh tăng huyết áp sớm hãy cùng tham khảo bài viết khám tăng huyết áp là khám những gì?

1. Tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, tức trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa.

Theo thống kê của Hội tim mạch học Việt Nam cho hay, tăng huyết áp chiếm đến 25% ở người trưởng thành và đang có xu hướng gia tăng không ngừng. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%. Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 5-12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.

Tăng huyết áp vô căn – Căn bệnh nguy hiểm của tuổi già
Cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cao huyết áp ở người trẻ tuổi làm sớm hình thành xơ vữa động mạch và tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị sớm tăng huyết áp ở người trẻ sẽ góp phần ngăn ngừa biến chứng và hạn chế yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.

2. Những triệu chứng của tăng huyết áp cần đi khám

Dấu hiệu của tăng huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình của tăng huyết áp như: Choáng váng, nhức đầu; Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; Đỏ mặt, buồn nôn...

Khi thấy trong người có các triệu chứng trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Những triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì vậy tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Đau đầu
Stress là một trong số những nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ tuổi

3. Khám tăng huyết áp là khám những gì?

Khám Chuyên khoa Nội Tim mạch (có hẹn)

  • Thực hiện các xét nghiệm như:
    • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
    • Định lượng Glucose
    • Định lượng Cholesterol
    • Định lượng Triglycerid
    • Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)
    • Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein Cholesterol)
    • Định lượng Creatinin
    • Định lượng Ure
    • Đo hoạt độ AST (GOT)
    • Đo hoạt độ ALT (GPT)
    • Điện giải đồ (Na, K, Cl)
    • Định lượng Axit uric
    • Định lượng CRP hs (C-Reactive Protein high sesitivity)
    • Định lượng proBNP (NT-proBNP)
    • Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
    • Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
    • Điện tim thường
    • Holter huyết áp
    • Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
  • Lưu ý:
    • Bệnh nhân nên nhịn ăn sáng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan