Hoại tử (tiêu) chỏm xương đùi: Căn bệnh nguy hiểm diễn biến âm thầm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp, thần kinh, nội tiết và tim mạch.

Hoại tử chỏm xương đùi đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Là căn bệnh nguy hiểm nguy cơ dẫn đến tàn tật cho người mắc bệnh nhưng lại có những biểu hiện rất âm thầm, dễ nhầm lẫn các bệnh khác.

1. Hoại tử chỏm xương đùi là gì?

Chỏm xương đùi là thành phần cấu tạo lên khớp háng, chỏm xương đùi hình dạng 2⁄3 khối cầu có hướng lên trên và vào trong.

Hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, nguyên nhân do thiếu máu nuôi dưỡng. Dẫn tới tình trạng xương hoại tử tổ chức xương và sụn, lúc đầu vùng chỏm xương thưa dần, hình thành các ổ khuyết xương về sau dẫn tới gãy xương dưới sụn và cuối cùng gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế.

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi không do căn nguyên vi khuẩn nên còn có cách gọi khác là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh hoại tử chỏm xương đùi

Các nguyên nhân gây bệnh

  • Do chấn thương khớp háng trật khớp hay gãy cổ xương đùi
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân chủ yêu gây ra hoại tử chỏm xương đùi. Do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá làm tổn thương gây viêm mạch máu mạn tính và làm tắc các mao mạch nuôi dưỡng chỏm xương đùi dẫn tới hoại tử chỏm
  • Bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ...
  • Lạm dụng các thuốc có chứa corticoid
  • Bệnh lý tăng đông và tắc mạch tự phát
  • Bệnh nghề nghiệp như công nhân làm thợ mỏ, thợ lặn

Các yếu tố liên quan

hoai-tu-chom-xuong-dui-1
Đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bị hoại tử chỏm xương đùi

3. Triệu chứng hoại tử chỏm xương đùi

Là bệnh diễn biến âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng rầm rộ.

Các triệu chứng có thể nhận biết bao gồm:

  • Đau vùng khớp háng là triệu chứng chính và xuất hiện sớm. Cơn đau xuất phát từ mặt trong vùng bẹn lan xuống mặt trong đùi hoặc có khi thấy đau vùng mông. Ngoài ra nhiều người bệnh xuất hiện đau ở khớp gối, nên dễ bị chẩn đoán nhầm.
  • Đau có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên khớp háng, đau tăng lên khi vận động đi lại hay đứng lâu, nghỉ ngơi thì đỡ đau
  • Hạn chế vận động khớp háng đau xuất hiện làm vận động khớp háng khó nhất là động tác xoay trong, xoay ngoài, dạng và khép. Người bệnh thường khó khăn trong việc ngồi xổm hoặc không thể ngồi xổm được.
  • Đến giai đoạn sau người bệnh đau tăng nhiều, hạn chế hầu như các vận động khớp háng bao gồm cả động tác gấp, duỗi.

4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh hoại tử chỏm xương đùi

Khi chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng trên kết hợp với người bệnh có yếu tố nguy cơ cao như tuổi, có tiền sử chấn thương khớp háng, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, mắc các bệnh nội khoa mạn tính ( đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp...)...để có hướng chẩn đoán bệnh hoại tử chỏm xương đùi.

Chẩn đoán xác định dựa vào các phương pháp cận lâm sàng

  • X quang: Bao gồm phim chụp X quang khớp háng thẳng và nghiêng, xquang khớp háng kiểu đùi chếch là phương tiện đầu tiên được lựa chọn để chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi.

Hình ảnh: Nhẹ thấy hình ảnh xương thưa, thường thấy xẹp chỏm từ nhẹ đến nặng, nặng nhất là thấy mất một phần hoặc hoàn toàn chỏm, hình ảnh hẹp khe khớp.

hoai-tu-chom-xuong-dui-2
Hình ảnh hoại tử chỏm xương đùi.
  • Phim MRI (cộng hưởng từ): Khi hình ảnh trên phim x quang không rõ, hay chưa đủ để chẩn đoán bệnh thì cho người bệnh chụp cộng hưởng từ MRI là phương tiện chẩn đoán sớm và chính xác hoại tử chỏm xương đùi.

5. Biện pháp phòng tránh

  • Hạn chế tối đa rượu bia, bỏ thuốc lá, chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh nội khoa như kiểm soát huyết áp, đường huyết, lipid máu...
  • Chú ý không lạm dụng thuốc có chứa corticoid. Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Hoại tử chỏm xương đùi là nguyên nhân gây đau mạn tính và hạn chế vận động khớp háng. Người bệnh nằm trong những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao lại kèm theo các biểu hiện của bệnh hoại tử chỏm xương đùi, cần đi khám và được chẩn đoán bệnh sớm, không nên chủ quan để bệnh quá muộn. Phát hiện điều trị sớm giảm được tỷ lệ thay khớp háng cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan