Hở eo cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Hở eo cổ tử cung là nguyên nhân gây sảy thai và sinh non liên tiếp. Vậy hở eo cổ tử cung nguy hiểm như thế nào và cần làm gì khi bị hở eo cổ tử cung khi mang thai?

1. Hở eo cổ tử cung là gì?

Eo tử cung là phần giữa cổ tử cung và thân tử cung. Khi không mang thai, đoạn eo tử cung chỉ khoảng 0,5cm. Khi mang thai, đoạn eo tử cung sẽ giãn dài ra. Đến khi sinh, đoạn eo tử cung thành đoạn dưới tử cung dài đến 10 cm.

Bình thường phần eo tử cung và cổ tử cung đóng kín chỉ mở khi hành kinh cho kinh nguyệt thoát ra ngoài. Khi mang thai eo tử cung và cổ tử cung đóng kín trong suốt thời gian mang thai, đến khi chuyển dạ thì cổ tử cung có hiện tượng xóa mở để cho thai nhi và các phần phụ của thai ra ngoài.

Hở eo cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung mở trước và trong khi mang thai. Khi thai 16 tuần tuổi trở đi, áp lực trong buồng ối tăng lên, đè vào cổ tử cung làm cổ tử cung mở dần ra dẫn đến vỡ ối, gây sảy thai hay sinh non.

2. Hở eo cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Hở eo
Hở eo cổ tử cung làm tăng nguy cơ xảy thai

Hở eo tử cung thường không có dấu hiệu báo sớm nên nhiều thai phụ bỏ qua. Khi bị hở eo tử cung khi mang thai, thai phụ có thể đối mặt với các nguy cơ

  • Sảy thai ở tháng thứ 4 trở đi, sảy thai liên tiếp.
  • Sinh non và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Các nguyên nhân gây hở eo cổ tử cung bao gồm

  • Do bẩm sinh cổ tử cung ngắn
  • Nong cổ tử cung khi nạo phá thai đã làm phá vỡ cấu trúc lỗ trong cổ tử cung
  • Do rách cổ tử cung khi mang thai
  • Phẫu thuật cắt chóp hay cắt đoạn cổ tử cung.

3. Làm gì khi bị hở eo cổ tử cung?

Thai phụ được chẩn đoán hở eo tử cung thường được cho nhập viện để tiến hành khâu eo tử cung giúp giữ thai tới khi gần tháng sinh.

Thời điểm khâu eo tử cung

Dựa vào tuổi sảy thai lần gần nhất. Thông thường thời điểm khâu eo tử cung tốt nhất là vào khoảng tuần 16 - 20 thai kỳ.

Điều kiện khâu eo tử cung

Thai phát triển bình thường và không xảy ra chuyển dạ (không có cơn gò tử cung, cổ tử cung mở dưới 2cm và xóa dưới 80%, chưa có thành lập đầu ối).

Chú ý sau khi khâu eo tử cung

  • Bác sĩ sử dụng một số loại thuốc giảm co bóp tử cung và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường
  • Sau khi được xuất viện sản phụ cần hạn chế đi lại và không làm việc nặng ít nhất là trong tuần đầu sau khi khâu eo tử cung
  • Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi có các dấu hiệu như: Đau bụng và ra máu âm đạo cần khám bác sĩ ngay.

Thời điểm cắt chỉ khâu

  • Khi thai được 36 tuần tuổi
  • Tuy nhiên khi sản phụ xuất hiện chuyển dạ sớm, sẽ tiến hành cắt chỉ khâu ngay khi sản phụ chuyển dạ tránh tai biến vỡ tử cung và rách cổ tử cung do chỉ khâu.
Khâu eo cổ tử cung
Khâu eo cổ tử cung

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

73.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan