Hiệu ứng Somogyi ở bệnh nhân tiểu đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo sinh lý vào ban đêm đường máu trong cơ thể thường hạ xuống mức thấp nhất lúc này khiến cơ thể phải tiết ra nhiều hormone bù làm tăng đường huyết để cân bằng. Hiệu ứng Somogyi - đường huyết tăng cao vào buổi sáng thường gặp trong bệnh đái tháo đường do thiếu hụt insulin để cân bằng với các hormone trên.

1. Sinh lý đường máu

Theo sinh lý hoạt động của con người thường ăn tối vào khoảng 19h đến 20h giờ tối sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi thì đi ngủ. Cơ thể sẽ chuyển hóa đường theo chu kỳ thì lượng đường trong máu sẽ ở mức thấp nhất vào khoảng 3 giờ đêm.

Lúc này cơ thể bắt đầu sản sinh ra một lượng các hormone như: hormone tăng trưởng (GH), glucagon, cortisol và các catecholamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine),... nhằm làm ổn định đường huyết trở lại. Ở người bình thường tuyến tụy sẽ tiết insulin để cân bằng với các hormone trên giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên ở người bị bệnh đái tháo đường do giảm tiết và/hoặc đề kháng insulin nên sau một đêm bị hạ đường huyết quá mức ( biến chứng hạ đường huyết) dẫn đến đường máu có thể bị cao đột ngột vào sáng hôm sau. Đây chính là biểu hiện của hiệu ứng Somogyi.

2. Hiệu ứng Somogyi

Insulin
Trong trường hợp dùng quá nhiều insulin trước đó có thể gây ra hiệu ứng Somogyi

Hiệu ứng Somogyi được đặt theo tên người bác sĩ đầu tiên viết về nó để tưởng nhớ đến ông hay còn được gọi là “tăng đường huyết dội ngược”. Hiệu ứng Somogyi là hiện tượng các chu kỳ đường huyết tăng cao vào buổi sáng sau một đợt hạ đường huyết của đêm ngay trước đó.

Hiệu ứng Somogyi ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy do giảm tiết và/hoặc đề kháng insulin do các nguyên nhân:

  • Bị hạ đường huyết ban đêm trong một thời gian mà không được điều trị.
  • Kiểm soát đường huyết quá sâu không đúng cách, điển hình nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều insulin trước đó.
  • Điều này có thể xảy ra nếu bạn dùng quá nhiều insulin trước đó hoặc nếu bạn không ăn nhẹ đủ trước khi đi ngủ.
  • Không ăn nhẹ đủ trước khi đi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiệu ứng Somogyi này.

3. Phân biệt hiệu ứng Somogyi và hiệu ứng bình minh

Hiện tượng bình minh: Là đường huyết tăng bất thường vào buổi sáng. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường typ 1 hơn là người bị bệnh đái tháo đường typ 2.

Hiệu ứng Somogyi: Thường do việc kiểm soát đường huyết “quá sâu” hay không đúng cách dẫn đến thường xuyên làm hạ đường huyết về đêm đây là một biến chứng hạ đường huyết. Lúc này cơ thể thích ứng bằng cách tăng sản xuất các hormone đối kháng insulin làm tăng đường huyết vào buổi sáng.

Cả hai hiện tượng đều có điểm giống nhau đó là làm tăng đường huyết vào buổi sáng. Tuy nhiên hai hiện tượng đó cơ chế có khác nhau: Đó là sự khác biệt ở hiệu ứng Somogyi thì có biến chứng hạ đường huyết về ban đêm, còn hiện tượng bình minh thì không có . Sụ khác biệt này là rất quan trọng vì hướng xử trí hai hiệu ứng này tương đối khác nhau. Do đó bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị mà có hiện tượng trên cần phải báo bác sỹ nội tiết của mình ngay để tư vấn kịp thời.

Thông thường khi bệnh nhân báo bác sĩ có hiện tượng đường máu hay cao vào buổi sáng thì bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra đường huyết giữa lúc 2 và 3 giờ sáng trong nhiều đêm liên tiếp để có thể chẩn đoán bệnh.

Khi thử đường huyết bệnh nhân vào thời đếm 2-3 giờ sáng: Nếu có hạ đường huyết nghĩ nhiều đến hiệu ứng Somogyi, nếu không hạ đường huyết nghĩ đến hiệu ứng bình minh.

Một phương pháp phân biệt nữa đó là giảm liều insulin trước ngủ. Nếu đường huyết sáng sớm hôm sau giảm hơn hôm trước thì có thể đây là hiệu ứng Somogyi nhưng nếu đường huyết vẫn tăng thì có thể là hiện tượng bình minh.

Kiểm tra đường huyết
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra đường huyết giữa lúc 2 và 3 giờ sáng trong nhiều đêm liên tiếp để có thể chẩn đoán bệnh

4. Làm sao để hạn chế hiệu ứng Somogyi

Cách duy nhất để ngăn ngừa hiệu ứng Somogyi là tránh bị hạ đường huyết ngay từ đầu bằng cách cần có liều thuốc tiêm chuẩn ngay từ đầu. Khi đã mắc bệnh đái tháo đường để hạn chế hiệu ứng Somogyi bệnh nhân có thể điều chỉnh liều hay thay đổi loại insulin trước ngủ và ăn nhẹ trước khi tiêm insulin trước ngủ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan