Gây mê, tiền mê: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Tịnh - Bác sĩ Gây mê - Hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Gây mê, tiền mê là những phương pháp được sử dụng khá nhiều trong phẫu thuật, giúp bệnh nhân mất cảm giác đau đớn trong khi thực hiện ca mổ.

1. Gây mê là gì?

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Gây mê tác động trên não và làm mất cảm giác toàn thân. Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Với gây mê, bệnh nhân sẽ không hay biết gì và không còn cảm thấy đau khi mổ. Với gây mê, bệnh nhân không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào.

Tuỳ theo đường vào cơ thể của thuốc mê người ta chia ra làm 3 loại:

  • Gây mê qua đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu.
  • Gây mê qua các đường khác: qua tĩnh mạch, trực tràng, bắp thịt
  • Gây mê phối hợp
    • Dùng các thuốc mê khác nhau qua một đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê. Ví dụ: dùng Propofol để khởi mê qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp như Isoflurane.
    • Sử dụng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
    • Gây mê phối hợp với gây tê vùng.
Gây mê giảm đau
Gây mê giúp bệnh nhân giảm đau nhiều

Các giai đoạn của sự mê:

  • Giảm đau: Bệnh nhân còn tỉnh, buồn ngủ, đáp ứng với kích thích giảm đau.
  • Kích thích: Bệnh nhân mất ý thức, ức chế vỏ não nên làm cho bệnh nhân ở trạng thái kích động hung hăng, giãy giụa, tiết nước bọt, nôn ói.
  • Phẫu thuật: Mất ý thức, mất phản xạ, giãn cơ vân. Bệnh nhân hô hấp đều, mất phản xạ đóng mi mắt, ngừng cử động mắt, hô hấp nông dần.

Nếu ngừng đưa thuốc thì tác dụng ức chế sẽ hết, các chức năng hồi phục, bệnh nhân sẽ tỉnh dần sau cơn phẫu thuật. Nếu tiếp tục đưa thêm thuốc vào cơ thể sẽ gây liệt hành tủy dẫn đến tử vong.

2. Tiền mê là gì?

Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Tiền mê là dùng một loại an thần, có thể uống hoặc chích

Đó là dùng một loại an thần trước khi gây mê. Có thể uống hay chích.

Vì sao cần tiền mê?

  • Chống tiết: dùng để hạn chế tiết dịch ở họng, miệng và ở hệ hô hấp.
  • Để chống lo lắng. Thuốc chủ yếu là benzodiazepin như medizolam, diazepam (valium,seduxen), lorazepam.
  • Giảm hay ngừa đau. Thuốc giảm đau có thể dùng cho những ai bị đau trước khi phẫu thuật (và cả trong lúc phẫu thuật ).
  • Giảm thể tích và dịch dạ dày để giảm nguy cơ hít dịch vào đường hô hấp. Có khi còn cho bệnh nhân uống thuốc giảm tiết acid hay trung hoà dịch dạ dày để giảm thiểu tổn hại nếu dịch dạ dày trào ngược lên cổ họng và bệnh nhân hít vào đường thở.
  • Giảm buồn nôn. Nôn ói có thể xảy ra trong hay sau khi mổ.
  • Kiểm soát chức năng cơ thể. Sự đáp ứng tự động của cơ thể với đau vì stress của phẫu thuật. Thuốc còn để giữ nhịp đập của tim, giữ cho huyết áp ổn định.

Những trường hợp gây tê trong mổ nhỏ, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Còn trong mê toàn thân thì bệnh nhân phải nằm lại bệnh viện. Nếu có bất cứ triệu chứng khác biệt nào, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan