Trẻ ăn nhiều tôm có tốt không?

Cho trẻ ăn tôm trong khẩu phần ăn là điều mà các bậc phụ huynh nên chú ý. Tuy nhiên trẻ ăn nhiều tôm có tốt không? Theo nghiên cứu thì tôm là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Do vậy nếu ăn thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và nâng cao sức khỏe xương khớp.

1. Cho trẻ ăn đầu tôm không bổ mắt như điều chúng ta lầm tưởng

Trước đây các bậc phụ huynh thường có quan niệm ăn gì bổ đó. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và cần được bác bỏ. Mắt hay đầu con tôm không có tác dụng là sáng mắt hay tốt cho mắt. Cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu hay phân tích nào chỉ ra tác dụng này.

Đầu tôm có túi chứa chất thải. Do vậy nếu ăn đầu tôm bạn cần phải làm sạch trước. Có thể chúng ta thường hay quên nhưng cho trẻ ăn tôm thì cần phải làm sạch chất thải để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại lên đường ruột của trẻ.

2. Sử dụng tôm cùng nhóm thực phẩm giàu vitamin C là không nên

Trong tôm chứa một hàm lượng asen vừa đủ để tương tác với vitamin C. Khi bạn kết hợp thực phẩm giàu vitamin C đến tôm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn nữa là đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo rằng không được sử dụng tôm đồng thời với thực phẩm giàu vitamin C.

Các loại trái cây giàu vitamin C cũng không ngoại lệ. Để đảm bảo an toàn bạn hãy ăn chúng sau khoảng 4h ăn tôm. Với trẻ nhỏ cơ thể còn đang non yếu nguy cơ ngộ độc sẽ dễ xảy ra. Vì vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý điểm này để con không bị ngộ độc thực phẩm.

3. Cho trẻ ăn nhiều tôm có tốt cho sức khỏe không

Có những trẻ rất thích ăn tôm do vậy chúng ăn rất nhiều. Bên cạnh đó cha mẹ không nắm rõ kiến thức nên nghĩ đồ bổ con ăn nhiều càng bổ. Điều này hoàn toàn sai ngược lại với các phân tích khoa học.

Trong một lượng tôm vừa đủ sẽ cung cấp cho cơ thể sắt, kẽm, canxi... Tuy nhiên những chất này hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nguy hiểm hơn là tiêu chảy làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng đường ruột của trẻ. Vì thế chuyên gia luôn khuyên các mẹ nên con bé dưới 4 tuổi ăn 100 gam tôm mỗi ngày. Giảm 1 tuổi thì giảm đi 20 - 50 gam để tránh bé ăn quá nhiều.

Cho trẻ ăn tôm
Mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn tôm ở mức độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi

4. Không nên cho trẻ ăn tôm khi đang bị ho

Có nhiều trường hợp do chủ quan mà đang bị ho vẫn ăn tôm. Một số khác lại cho rằng vỏ tôm là nguyên nhân gây ho nên ăn tôm bóc vỏ sẽ không sao. Thực tế lại không như lầm tưởng vô căn cứ đó.

Nguyên nhân khi ăn tôn bị ho chính là do vị tanh của tôm. Cũng từ đó mà khi ốm sốt hoặc ho người ta sẽ kiêng dùng hải sản. Vỏ tôm chỉ một phần nào đó gây trở ngại khi bạn ho. Do tính cứng bạn ăn vỏ tôm khi ho sẽ có thể bị tổn thương niêm mạc họng ảnh hưởng đến chức năng hệ hô hấp. Vì thế chỉ cho bé ăn tôm khi khỏe và khỏi ho hoàn toàn.

5. Ăn vỏ tôm không cung cấp canxi cho cơ thể

Sai lầm khi cho rằng vỏ tôm là nơi tập trung nhiều canxi. Thịt tôm mới thực sự là nơi cung cấp canxi cho cơ thể. Vỏ tôm có thành phần cấu tạo từ kitin gây ra hiện tượng khó tiêu khi ăn đồng thời không chứa canxi.

Với các trẻ nhỏ bạn nên cho ăn tôm sau khi đã bóc vỏ. Vì vỏ tôm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Đồng thời trẻ từ 1 tuổi răng chưa mọc đủ sẽ gặp khó khăn khi ăn vỏ tôm. Vì vậy hay bóc sạch vỏ trước khi cho con ăn.

Nếu ai đó hỏi trẻ ăn nhiều tôm cua có tốt không thì điều đó chỉ đúng một nửa. Khi con thiếu ăn nhiều sẽ bù đắp dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thì lại là nguy cơ xấu. Đồng thời bạn cần chú ý quan sát xem con có dị ứng tôm không. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ xuất hiện dị ứng sau khi ăn để được cấp cứu kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan