Trái cây cho bệnh nhân tiểu đường: Những điều cần biết

Trái cây là loại thực phẩm giàu carb, nhưng lại cung cấp nguồn chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn loại trái cây và hàm lượng phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết, cùng các lợi ích sức khỏe khác.

1. Trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Trái cây là loại thực phẩm có chứa carb, có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, khi ăn trái cây, bạn nên tính lượng carb tiêu thụ làm sao để cân bằng với chế độ ăn uống và lối sống, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường. Nếu gặp khó khăn trong kiểm soát lượng đường huyết, bạn cần phải báo cho bác sĩ biết ngay.

Thực đơn trái cây cho người tiểu đường với kích thước 15 gram carb được mô tả như sau:

  • 1/2 quả táo hoặc chuối có kích thước vừa
  • 1 cốc quả mâm xôi
  • 3/4 quả việt quất
  • 5/4 cốc dâu tây
  • 1 chén dưa gang
  • 1/8 cốc nho khô

Ngoài carb, chỉ số đường huyết (GI) đo lường tốc độ làm tăng đường huyết trong các loại trái cây cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI thấp làm tăng đường huyết từ từ. Ngược lại, nếu trái cây có chỉ số GI cao thì khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng.

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) của một số loại trái cây và rau củ

Ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, bạn cần có cách lựa chọn thực phẩm thông minh để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định, không chỉ riêng đường huyết. Ví dụ, một thanh kẹo và một chén gạo nâu có chỉ số GI bằng nhau, nhưng theo bạn thì nên lựa chọn loại thực phẩm nào hơn?

Khẩu phần lớn các loại trái cây có chỉ số GI thấp thường làm tăng lượng đường trong máu bằng một lượng nhỏ trái cây có chỉ số GI cao. Vì vậy, các chuyên gia bổ sung chỉ số GL để đánh giá lượng đường cung cấp tương ứng với khẩu phần ăn. Ví dụ, một quả cam có GI là 52 nhưng GL = 4.4, là chỉ số thấp. Một thanh kẹo có GI là 55, GL = 22.1, là chỉ số cao.

2. Bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Tất cả các loại trái cây đều chứa vitamin, chất phytochemical và các chất dinh dưỡng quan trọng khác đối với sức khỏe. Trong đó, một số loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường được liệt kê như sau:

  • Dâu đen: Một cốc quả mọng thô chứa 62 calo, 14 gram carbohydrate và 7,6 gram chất xơ.
  • Dâu tây: Một cốc dâu tây nguyên chất chứa 46 calo, 11 gram carbohydrate và 3 gram chất xơ.
  • Cà chua: Một chén cà chua thái lát hoặc xắt nhỏ chứa 32 calo, 7 gram carbohydrate và 2 gram chất xơ.
  • Cam: Một quả cam cỡ trung bình chứa 69 calo, 17 gram carbohydrate và 3 gram chất xơ.
Vì sao nên uống sắt với nước cam? Không nên uống sắt với gì?
Cam là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây cho chế độ ăn cho người tiểu đường nên lựa chọn như:

  • Trái cây có chỉ số GI thấp (55 trở xuống): Táo, trái cây họ cam quýt, chuối, xoài, lê, bơ, quả mọng, quả anh đào, bưởi, nho, trái kiwi, mận, dâu tây.
  • Trái cây có chỉ số GI trung bình (56 - 69): Dưa bở, quả sung, đu đủ, dứa.
  • Trái cây có chỉ số GI cao (70 hoặc cao hơn): Chà là, dưa hấu.

3. Nên lựa chọn trái cây như thế nào khi bị tiểu đường?

Cách thức lựa chọn trái cây thông minh sẽ tạo nên sự khác biệt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Phương pháp lựa chọn trái cây tốt cho người tiểu đường được mô tả như sau:

  • Bạn nên xem kích thước khẩu phần với trái cây khô. Ví dụ, hai muỗng nho khô có lượng carb tương đương với một quả táo nhỏ.
  • Bạn nên lựa chọn trái cây tươi, đông lạnh thay vì trái cây đã chế biến như siro đóng hộp hoặc nước trái cây vì chúng chứa ít carb và tăng lượng đường trong máu chậm hơn.
  • Bạn nên kiểm tra nhãn thành phần khi mua trái cây khô hoặc chế biến vì chúng có thể đã được bổ sung một lượng đường nhất định vào.
  • Nước trái cây chứa lượng carb cao. Ví dụ, 8 ounce nước táo chứa 29 gram carb. Thêm vào đó, nó không chứa chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa nên không thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Thậm chí, uống nước trái cây còn liên kết với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Bạn nên ăn mỗi lần chỉ một lượng nhỏ, trải đều trong ngày. Thay vì ăn 2 phần trái cây cho buổi sáng, bạn nên chia ra ăn một phần vào bữa sáng và phần còn lại vào bữa trưa.
Hoa quả trái cây
Chia nhỏ trái cây để ăn nhiều bữa trong ngày để cơ thể hấp thụ được tốt hơn

4. Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?

Chế độ ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng tương tự với những người khỏe mạnh khác, đó là chế độ ăn 5 khẩu phần ăn trái cây và rau quả mỗi ngày.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào các loại rau không chứa tinh bột trong 50% khẩu phần ăn, thay vì phụ thuộc vào trái cây. Nửa còn lại của bữa ăn nên cung cấp protein và tinh bột giàu chất xơ như đậu hoặc ngũ cốc. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên cung cấp một lượng nhỏ chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để kích thích cảm giác no và tăng cường hấp thụ các chất chống oxy hóa và vitamin.

Một khẩu phần ăn trái cây nên được cung cấp như sau: Một loại quả với kích cỡ trung bình hoặc tương đương quả bóng chày; một cốc đối với quả mọng; nửa cốc đối với các sản phẩm trái cây chế biến sẵn như nước ép trái cây; 2 muỗng đối với trái cây khô như nho khô.

5. Mẹo ăn trái cây

  • Trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt rất dễ linh hoạt để thêm vào bữa ăn. Ví dụ, bạn có thể thêm chanh vào hải sản, nước sốt, ly trà đá hoặc nước. Mọi người cũng có thể tự làm nước trái cây bằng cách thêm những lát cam quýt vào bình đựng nước, để qua đêm để tạo ra một thức uống giải khát.

Bưởi cam quýt
Trái cây có múi rất dễ để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

  • Quả mọng

Quả mọng rất ngon khi ăn sống. Ngoài ra, nó cũng có thể nấu thành một hỗn hợp để ăn cùng bột yến mạch hoặc thịt. Cụ thể, bạn cho cả quả tươi hoặc đông lạnh vào nồi với một hoặc hai muỗng nước. Nấu trên lửa vừa hoặc nhỏ để chuyển đổi quả mọng thành nước sốt đặc. Bạn nên ăn mỗi lần nửa cốc.

  • Táo

Táo là một loại trái cây phổ biến, là nguyên liệu tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng. Khi nấu chín, táo có mùi hương đậm đà hơn, khiến chúng trở thành món yêu thích trong các món tráng miệng nấu chín khi được tẩm quế hoặc gừng.

Công thức gợi ý: Ướp táo trong một lượng nhỏ mật ong và gia vị và sau đó nấu chúng trên vỉ nướng. Để hoàn thành, cuộn táo trong quả óc chó nghiền hoặc hồ đào. Mặc dù vẫn chứa mật ong nhưng đây là một lựa chọn lành mạnh hơn cho nhiều loại bánh nướng làm từ táo.

có nhiều chất béo, nhưng chúng chứa chất béo không bão hòa đơn, loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Bơ thường được ăn sống hoặc thái lát cho món salad hoặc guacamole. Bơ rất dễ dàng để chế biến bằng cách cắt làm đôi, vứt bỏ hạt và nghiền nhỏ. Bạn có thể kết hợp bơ với rau thơm, hoặc trái cây họ cam quýt trong bữa ăn nhẹ.

Quả bơ
Trong bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe

6. Lợi ích sức khỏe khác của trái cây

Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp đủ năng lượng và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một số loại trái cây có nhiều đường, chẳng hạn như xoài, nhưng có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh nếu ăn với số lượng vừa phải.

Trái cây cũng được xem là nguồn cung cấp thực phẩm ngọt lành mạnh mà không cần đến kẹo hoặc các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp khác. Hầu hết, các loại trái cây đều chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và natri. Trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không tìm thấy được trong các loại thực phẩm khác như tryptophan và kali trong chuối, vitamin A và C trong các loại trái cây họ cam quýt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc hasanbose 50
    Công dụng thuốc Hasanbose 50

    Thuốc Hasanbose 50 là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2, có thành phần chính là Acarbose 50mg. Hasanbose 50 có tác dụng giảm đường huyết sau khi ăn khi dùng đơn trị liệu hoặc khi phối hợp.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Admelog
    Công dụng thuốc Admelog

    Thuốc admelog là một loại thuốc được chỉ định để cải thiện kiểm soát đường huyết ở người lớn và bệnh nhi từ 3 tuổi trở lên bị tiểu đường tuýp 1 và người lớn bị tiểu đường tuýp 2. ...

    Đọc thêm
  • getsitalip tablets 100mg
    Công dụng thuốc Getsitalip

    Thuốc Getsitalip được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Sitagliptin. Thuốc được sử dụng trong hỗ trợ chế độ ăn kiêng và tập thể dục ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

    Đọc thêm
  • Saglip 100
    Công dụng thuốc Saglip 100

    Thuốc Saglip 100 là thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh tăng đường huyết. Thuốc hoạt động thông qua việc ngăn cản sự thủy phân các hormon giúp điều chỉnh đường trong máu.

    Đọc thêm
  • Daimit
    Công dụng thuốc Daimit

    Thuốc Daimit được biết đến với công dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường ở cả trẻ em và người lớn. Cách dùng thuốc Daimit cần có sự chỉ định bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để quá ...

    Đọc thêm