Ăn nấm rơm có tốt không?

Nấm rơm là một trong những loại nấm được đánh giá là lành tính, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nấm có vị ngọt, mọng nước và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn. Ngoài ra, nấm rơm còn có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

1. Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm

Từ lâu, nấm rơm đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc với rất nhiều người nội trợ. Nấm rơm không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn nấm rơm là nấm nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 10 – 15 độ C trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu bạn bảo quản nấm rơm bằng túi hút chân không thì có thể lưu trữ được lâu hơn.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100gr nấm rơm khô bao gồm:

  • Chất đạm: 21-37g
  • Chất béo: 2,1-4,6g
  • Tinh bột: 9,9g
  • Chất xơ: 21g
  • Ngoài ra, nấm rơm còn chứa một hàm lượng các vi lượng như canxi, sắt, vitamin A, B2,D....

Thành phần trong 100g nấm rơm tươi bao gồm:

  • Nước: 90%
  • Đạm: 3,6%
  • Chất béo: 0.3%
  • Đường: 3,2%
  • Chất xơ: 1,1%
  • Ca: 28mg%
  • P: 80mg%
  • Fe: 1,2%
  • Calorie: 31

2. Tác dụng chữa bệnh của nấm rơm

Ăn nấm rơm có tác dụng gì? Với đặc tính giàu hàm lượng dinh dưỡng, nấm rơm thường là lựa chọn cho các nhà nội trợ. Tuy nhiên, tác dụng của nấm rơm chưa dừng lại ở đó, nấm rơm còn được biết đến với những tác dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Do đặc tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt nên nấm rơm có tác dụng làm tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Ngoài ra, nấm rơm còn được biết đến bởi tác dụng trong việc chữa trị chứng xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe...

Người sử dụng cần lưu ý khi ăn nấm rơm
Người sử dụng cần lưu ý khi ăn nấm rơm

3. Các bài thuốc phổ biến cho sức khỏe từ nấm rơm

Bạn có thể áp dụng và thực hiện các bài thuốc từ nấm rơm như sau:

  • Dùng 200g nấm rơm cùng với khoảng 7 quả táo đem nấu thành canh và ăn trong ngày. Bài thuốc này sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe. Bạn có thể ăn loại canh này từ 2-3 lần/tuần.
  • Dùng 100g nấm rơm đem xào chung với 5 quả trứng chim cút và ăn vào các bữa tối. Ăn món ăn này trong vòng 15 ngày để có tác dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Cho 150g nấm rơm tươi cùng trứng chim bồ câu hoặc có thể thay thế bằng trứng chim cút cùng các gia vị như muối bột canh, hành, dầu ăn, gừng... vừa đủ để làm món xào hoặc nấu canh ăn trong vòng 3 tháng sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể khi bị suy nhược hoặc cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Nấm rơm còn có tác dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh ung thư, dùng 100g nấm rơm cùng 50g đậu phụ và đem nấu thành canh dùng trong các bữa cơm. Loại canh này nên được dùng nhiều trong các đợt xạ trị cho những bệnh nhân đang chữa trị ung thư bằng phương pháp xạ trị hóa chất.
  • Nếu bị loét miệng, bạn có thể dùng 60g nấm rơm tươi cùng với 60g nấm đầu khỉ đem rửa sạch và xào chung để ăn. Bạn nên dùng món ăn này trong thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Đối với những người bị chứng xuất tinh sớm, có thể dùng 100g nấm rơm, nấu cùng với 50g tôm nõn và 30g rau dền. Dùng các nguyên liệu trên để nấu canh hoặc xào để ăn cùng trong các bữa ăn. Thực hiện món ăn này từ 10 đến 15 ngày để có tác dụng hỗ trợ tốt nhất.

Với những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được cho bạn thắc mắc ăn nấm rơm có tốt không? Để biết thêm nhiều thông tin về dinh dưỡng, sức khỏe, bạn có thể thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan