Nấm có tốt cho người bị tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp quản lý lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường nên tìm hiểu loại thực phẩm nào nên ăn và tránh ăn. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi người bị bệnh tiểu đường có ăn được nấm không?

1. Thành phần dinh dưỡng

Có nhiều loại nấm khác nhau, bao gồm nấm trắng, nấm shiitake, portobello và nấm sò vv,.... Mặc dù bề ngoài và hương vị khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, được đặc trưng bởi hàm lượng đường và chất béo thấp. Một cốc (70 gram) nấm thô cung cấp hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 15
  • Carbs: 2 gram
  • Đường: 1 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Vitamin B2, hoặc riboflavin: 22% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin B3, hoặc niacin: 16% DV
  • Selen: 12% của DV
  • Photpho: 5% của DV

Nấm rất giàu selen và một số vitamin B nhất định. Các vitamin B có trong nấm là một nhóm gồm tám vitamin tan trong nước có liên quan mạnh mẽ đến cải thiện chức năng não. Trong khi đó, selen là một chất chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò chính trong chức năng của tuyến giáp.

Cây Nấm chữa được bệnh gì?
Vitamin B có trong nấm giúp cải thiện chức năng não hiệu quả

2. Chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của nấm

Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là hai hệ thống phân loại giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa carb. Chúng là hai chỉ số được sử dụng rộng rãi trong theo dõi và điều trị các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường. Phương pháp GI là xếp loại thực phẩm theo thang mức độ từ 0 đến 100. Thang đo này cho chúng ta biết thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào bằng cách phân định chúng thành ba loại. Mức GI thấp ở là từ từ 1 – 55, mức GI trung bình là từ 56 – 69 và mức GI cao từ 70 – 100.

Thực phẩm có mức GI thấp sẽ làm tăng lượng đường trong máu tốc độ chậm. Ngược lại, những thực phẩm có GI cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Ngoài ra, thực phẩm có thể được phân loại theo mức GL. Nó được xác định bằng cách nhân hàm lượng GI với hàm lượng carb của một khẩu phần cụ thể và chia kết quả cho 100. Hệ thống GL cũng phân loại thực phẩm thành ba nhóm là nhóm GL thấp là từ 10 trở xuống, nhóm GL trung bình là từ 11 – 19, nhóm GL cao từ 20 trở lên .

Tương tự như GI, GL thấp có nghĩa là thực phẩm chỉ ảnh hưởng một chút đến lượng đường trong máu, trong khi GL cao cho thấy sự tác động đến lượng đường trong máu sẽ cao.

Nấm được coi là rau trắng với lượng GI thấp từ 10-15 và GL trong 70gram nhỏ hơn 1, có nghĩa là chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không
Nấm không làm tăng lượng đường trong máu

3. Lợi ích tiềm năng cho người mắc bệnh tiểu đường

Nấm có thể có lợi cho một số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ một chế độ ăn nhiều rau như nấm và các thực phẩm giàu vitamin khác có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường thai kỳ, một loại tiểu đường ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Nhờ hàm lượng vitamin B cao, nấm cũng có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng tinh thần và chứng mất trí ở người cao tuổi.

Ngoài vitamin B, các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong nấm pol polysacarit có thể có đặc tính chống tiểu đường. Nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng polysacarit có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm tổn thương mô tụy. Thêm vào đó, beta glucan, một chất xơ hòa tan là một trong những loại polisaccarit có trong nấm có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Polysacarit cũng có thể làm giảm mức cholesterol trong máu, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh timđột quỵ liên quan đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về cách vitamin B và polysacarit trong nấm có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh Alzheimer
Trong nấm chứa nhiều dinh dưỡng giúp cải thiện chứng mất trí ở người cao tuổi

4. Thêm nấm vào chế độ ăn uống

Có rất nhiều cách để đưa nấm vào chế độ ăn uống như ăn sống, nướng, xào, hoặc nấu nước sốt hoặc súp. Nếu bạn đang tìm kiếm những những công thức mới để thêm nấm vào bữa ăn của mình, hãy thử món súp nấm. Đối với món súp này, bạn cần nguyên liệu và nấu như sau: 105 gram nấm, thái lát 200gr súp lơ , 30 gram rau bina, 40 gram hành tây, 1 muỗng canh cần tây xắt nhỏ, thái lát 1 tép tỏi nhỏ, 45ml nước, muối, hạt tiêu và nước tương.

Đặt một cái chảo lớn trên lửa vừa và thêm dầu ô liu. Thêm hành tây và cần tây và nấu trong 5 phút. Sau đó thêm tỏi và nấu trong vài giây. Tiếp theo, thêm nấm và xào cho đến khi chín. Sau đó thêm súp lơ và các phần còn lại của các thành phần vào nấu cho đến khi mềm. Cuối cùng, thêm rau bina và nêm muối và hạt tiêu trước khi ăn.

Nấm được coi là an toàn để cho bệnh nhân bị tiểu đường ăn vì hàm lượng GI và GL. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B và polysacarit của nấm có thể mang lại lợi ích sức khỏe bổ sung có liên quan đặc biệt cho những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Ngoài đặc tính chống tiểu đường, nấm có thể thêm hương vị cho các món ăn mà không cần thêm carbs và calo.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan