Ít chất béo và không có chất béo: Khác biệt là gì?

Khi áp dụng các phương pháp giảm cân hoặc giảm mức cholesterol trong máu, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc không chứa chất béo. Vậy, thực sự giữa 2 loại thực phẩm này có sự khác biệt gì?

1. Khái niệm về thực phẩm ít chất béo hoặc không chứa chất béo

Thực phẩm không chứa chất béo phải đảm bảo yêu cầu trong thành phần thực phẩm có ít hơn 0,5 gam chất béo trong mỗi khẩu phần.

Thực phẩm ít chất béo phải đảm bảo yêu cầu trong thành phần có 3 gam chất béo hoặc ít hơn trong mỗi khẩu phần.

Thực phẩm giảm chất béo phải đảm bảo yêu cầu trong thành phần có ít chất béo hơn ít nhất 25% so với phiên bản thông thường của những thực phẩm đó.

Thức ăn nhẹ phải đảm bảo trong thành phần có ít calo hoặc ít chất béo.

2. Một số vấn đề về thực phẩm không có chất béo

Đôi khi với thực phẩm có thành phần không béo sẽ làm cho thực phẩm không có mùi vị. Và để bù đắp điều đó, các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng bổ sung thêm các thành phần khác, đặc biệt là đường, bột mì, chất làm đặc và muối vào những sản phẩm này. Chính điều này sẽ làm cho thực phẩm có thể cung cấp nhiều calo cho mỗi khẩu phần ăn hơn.

Thêm vào đó, nếu thức ăn không mang lại hấp dẫn cho người sử dụng, chúng có thể khiến bạn cảm thấy không hài lòng, vì vậy có thể bạn ăn nhiều hơn so với bình thường.

Thực phẩm không chứa chất béo
Thực phẩm không chứa chất béo phải đảm bảo yêu cầu trong thành phần thực phẩm có ít hơn 0,5 gam chất béo

3. Lợi ích của chất béo đối với sức khỏe

Khi nói đến sức khỏe, loại chất béo bạn ăn có thể quan trọng hơn lượng chất béo bạn ăn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế chất béo bão hòachất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn. Nhưng điều quan trọng nữa là bạn nên ăn chất béo lành mạnh hơn, hay còn được coi như cholesterol HDL, hoặc Cholesterol LDL. Khi sử dụng các chất béo tốt có thể giúp loại bỏ các loại cholesterol LDL khỏi máu.

Chất béo tốt bao gồm cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như: thịt bò, thịt lợn, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo khác, hoặc chất béo chuyển hóa nhân tạo thì được tìm thấy trong dầu hydro hóa một phần. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng chất béo bão hòa chỉ chiếm không quá 6% lượng calo hàng ngày của bạn.

Chọn thịt và cá nạc, hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo, đồng thời loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi chế độ ăn uống của bạn càng nhiều càng tốt.

Chất béo thực vật
Khi nói đến sức khỏe, loại chất béo bạn ăn có thể quan trọng hơn lượng chất béo bạn ăn

4. Một số cách giúp mua thực phẩm không chứa chất béo

Tất cả điều được trình bày ở trên không có nghĩa là các sản phẩm không có chất béo không có vai trò gì trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Nhưng để sử dụng thực phẩm ít chất béo hoặc không có chất béo để có một chế độ ăn lành mạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên:

  • Đọc nhãn thực phẩm: Trước khi ăn thực phẩm không có chất béo, hãy đảm bảo rằng sản phẩm không chứa đường hoặc chất phụ gia và thực sự có hàm lượng calo thấp hơn so với phiên bản thông thường. Đồng thời kiểm tra khẩu phần ăn thật kỹ càng và chi tiết.
  • Kiểm tra phần ăn của bạn: Nếu bạn ăn thực phẩm có chứa ít béo, thì khẩu phần sẽ bao gồm 3 gam chất béo cùng với 250 calo mỗi khẩu phần. Đôi khi, tốt hơn thì bạn nên ăn một khẩu phần thực phẩm toàn chất béo và tránh thêm calo hoặc đường trong các thực phẩm ít chất béo.
  • Sử dụng nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm này có vai trò cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng và chất xơ để giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn và chúng thường thành phần của những thực phẩm này có ít calo hơn. Chúng cũng tự nhiên ít chất béo. Khoai tây nướng vừa phải là lựa chọn tốt hơn khoai tây chiên nướng, miễn là bạn bỏ bơ, pho mát và kem chua. Toàn bộ khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhiều chất xơ hơn và ít calo hơn. Bột yến mạch, rau và trái cây cũng có chất xơ hòa tan, giúp cơ thể giảm cholesterol trong máu. Chế độ ăn uống của bạn nên đa dạng và dựa trên thực phẩm toàn phần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

318 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan