Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Hà thủ ô còn được gọi với tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm. Theo đông y, hà tu ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nê ngoài tác dụng làm đen tóc, giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...

1. Những nét đặc trưng về cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô thuộc nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây hà thủ ô quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và cây có rễ phình thành củ.

Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang sơ ở các tỉnh miền núi phía bắc, tập trung chủ yếu như Lai Châu, Sơn Lan, Hà Giang, Lào Cai... Tuy nhiên, hiện nay cây hà thủ ô đỏ cũng được trồng nhiều ở khu vực phía Nam, đặc biệt cây phát triển khá tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định...

2. Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Theo đông y, củ hà thủ ô đặc biệt hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp khi đó mới có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Và các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.

Hà thủ ô đỏ được rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài. Sau đó, đem hà thủ ô đi ngâm với nước gạo trong khoảng thời gian 24 giờ. Tiếp theo, mang hà thủ ô đi thái miếng đồng thời loại bỏ lõi đi, và sử dụng hà thủ ô này chưng cách thuỷ với nước đậu đen theo hàm lượng cứ 1kg hà thủ ô sẽ chưng với khoảng 100 - 300 gam đậu đen. Chưng liên tục và nước nấu trong nồi được chưng tới 9 lần thì được xem tốt nhất. Quá trình chưng thực chất giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.

Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm: 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến theo cách trên, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Hợp chất tanin trong hà thủ ô có tác dụng giúp săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy, còn hợp chất antraglycosid có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được dùng với những trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên. Tuy nhiên, khi sử dụng hà thủ ô cần phải được hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng cũng như cách sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

hà thủ ô đỏ có tác dụng gì
Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

3. Công dụng của hà thủ ô đỏ

Thân và lá của hà thủ ô hay còn gọi giao đằng có vị ngọt, tính bình. Thân leo và lá được sử dụng để dưỡng tâm, an thần, dưỡng huyết, hoạt lạc. Hơn nữa, thân leo và lá còn được sử dụng để trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau mỏi toàn thân...

Rễ củ hay còn gọi hà thủ ô có vị đắng chát, tính hơi ôn, tác dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện... Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch... Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng từ 12 - 60 gam có tác dụng giảm thiểu các tình trạng bệnh nêu trên. Còn với liều sử dụng hà thủ ô đỏ khoảng từ 12 - 30 gam có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng thông tiện...

Mặc dù, hà thủ ô đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng với một số đối tượng nên kiêng kỵ khi sử dụng dụng loại thuốc này như người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng....

Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có rất nhiều tác dụng bổ thần kinh với hợp chất lexitin làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn, phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm. Nước sắc hà thủ ô đỏ còn giúp ức chế trực khuẩn lao. Hơn nữa, dịch chiết cồn hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột với hàm lượng 1,5ga/ml và còn có tác dụng chống oxy hoá.

4. Một số bài thuốc sử dụng hà thủ ô đỏ trong điều trị bệnh

Bài 1: Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng 12 gam, 12 gam đan sâm, 60 gam trân châu. Đem hỗn hợp đi sắt và uống trong khoảng thời gian 1 tháng giúp điều trị chứng buồn bực, mất ngủ hay mộng mị...

Bài 2: Sử dụng hà thủ ô chế với hàm lượng 12 gam, 12 gam bắc sa sâm, 12 gam quy bản, 12 gam long cốt bạch thược. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm....

Bài 3: Thất bảo mỹ nhiệm đơn với hàm lượng 20 gam hà thủ ô chế, 12 gam bạch linh, 12 gam ngưu tất, 12 gam đương quy, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam phá cố chỉ. Tất cả các thành phần trên sẽ được mang đi tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, và với liều lượng 12 gam mỗi lần, chiêu bằng nước muối nhạt. Công dụng của hỗn hợp này giúp ích thận, cố tinh, trị gan thận yếu, lưng và đầu gối đau nhức, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh.

Bài 4: Hà thủ ô hợp tễ: Sử dụng 12 gam hà thủ ô chế biến, 12 gam sinh địa, huyền sâm, 12 gam bạch thược, 12 gam hạn liên thảo, 12 gam sa uyển tật lê, 12 gam hy thiêm thảo, 12 gam tang ký sinh, 12 gam ngưu tất mỗi vị 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng chữa mất ngủ
Hà thủ ô đỏ có tác dụng chữa mất ngủ

Bài 5: Sử dụng bài thuốc hà thủ đô với các trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng 1 trong 2 bài:

  • 60 gam Hà thủ ô sống, 12 gam sài hồ 12g, 20 gam đậu đen. Đem hỗn hợp này đi sắc và em phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.
  • Hoặc Hà nhân ẩm: Sử dụng 16 gam hà thủ ô chế 16g, 12 gam đảng sâm, 12 gam đương quy, 12 gam trần bì, 12 gam gừng lùi 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống.

Bài 6: Sử dụng 30 -60 gam hà thủ ô tươi. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí. Đồng thời sử dụng hà thủ ô uống hằng ngày có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.

Sử dụng phối hợp hà thủ ô đỏ với tang ký sinh, nữ trinh tử có tác dụng chữa tăng áp huyết do xơ vữa mạch ở người cao tuổi.

Ở Việt Nam, ngoài hà thủ ô đỏ, còn sử dụng rễ của cây hà thủ ô trắng (dây sữa bò, hà thủ ô nam)... có thể sử dụng thay hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ máu, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu chi tiết về các tác dụng này. Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này trong hà thủ ô có tác dụng chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, phụ nữ sau đẻ không có sữa uống để ra sữa. Khi thu hái hà thủ ô trắng, bạn cần hết sức tránh nhầm với dây càng cua hoặc cây Mác chim, bởi vì các cây này đều thuộc nhóm cây có độc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

195.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan