Giá trị dinh dưỡng có trong bánh gạo

Bánh gạo là một món ăn nhẹ được làm từ gạo rang phồng và ép lại với nhau thành bánh, ăn bánh gạo ít calo.

1. Giá trị dinh dưỡng của bánh gạo

Bánh gạo được làm từ gạo và không khí. Một chiếc bánh gạo làm từ gạo lức cung cấp:

  • Calo: 35
  • Carbs: 7,3 gram
  • Chất xơ: 0,4 gram
  • Protein: 0,7 gram
  • Chất béo: 0,3 gram
  • Niacin: 4% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (Reference Daily Intake - RDI)
  • Magiê: 3% RDI
  • Photpho: 3% RDI
  • Manga: 17% RDI.

2. Lợi ích của bánh gạo với sức khỏe

2.1 Cung cấp ngũ cốc

Bánh gạo thường được làm bằng gạo lứt nguyên hạt. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Một nghiên cứu lớn trên hơn 360.000 người cho thấy, những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất, như gạo lức, có nguy cơ tử vong thấp hơn 17% so với những người ăn ít ngũ cốc nguyên hạt.

Bánh gạo được làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe
Bánh gạo được làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2béo phì.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bánh gạo trên thị trường đều sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, vì vậy bạn nên sử dụng loại sản phẩm có thành phần là gạo lứt nguyên hạt gạo trên nhãn sản phẩm.

2.2 Cung cấp ít calo

Một chiếc bánh gạo (9 gram) có 35 calo và chủ yếu từ carbs. Hầu hết mọi người ăn bánh gạo thay cho bánh mì hoặc bánh quy giòn, do cả hai loại bánh này đều có thể có lượng calo cao hơn bánh gạo. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng bánh gạo để phục vụ chế độ ăn kiêng, giảm cân.

3. Tác dụng phụ của bánh gạo

Ăn bánh gạo có khả năng làm tăng lượng đường và insulin trong máu của bạn. Kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy, trong một số loại bánh gạo điểm GI cao tới 91. Trong khi đó GI là chỉ số đường huyết để đo mức độ nhanh chóng của một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, điểm GI hơn 70 – được coi là đường huyết cao.

Tiểu đường ở trẻ em
Ăn bánh gạo sẽ làm lượng đường trong máu tăng

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan