Dị ứng khi ăn lựu

Lựu là một loại trái cây được sử dụng như vị thuốc hay một đồ uống giải khát. Hầu hết các bộ phận của cây lựu bao gồm thân , rễ hay vỏ đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên các trường hợp dị ứng khi ăn lựu hay xuất hiện tác dụng phụ với một số phản ứng phụ với thuốc đang khiến người dùng lo lắng. Vậy ăn lựu dị ứng nên làm sao? Có cách nào để điều trị khi bị dị ứng lựu?

1. Tổng quan về quả lựu

Có không ít người đang cho rằng lựu có khả năng cải thiện vấn đề về tim, huyết áp cao, tiểu đường... Theo các nhà nghiên cứu, đây chỉ là lời đồn hoặc công dụng được thấy ở một số cá thể chứ không được coi là tác dụng thực sự của quả lựu. Với sự xuất hiện hàng ngàn năm trong thần thoại và nhiều đạo giáo, các ghi chép đã truyền lại rằng lựu được dùng trong điều trị bệnh do sán và ký sinh trùng gây ra.

Có nhiều vùng miền đã coi quả lựu như một vị thuốc dân gian để điều trị các bệnh khác. Theo như tài liệu được công bố, lựu có nguồn gốc từ Iran và được trồng phổ biến ở các khu vực Địa Trung Hải. Vậy cơ chế hoạt động của lựu được hiểu như thế nào?

Theo nghiên cứu quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa. Đặc biệt hơn là những chất này có tác dụng làm chậm xơ vữa động mạch hay chống lại tế bào ung thư khi sử dụng dưới dạng nước ép. Tuy nhiên phần lớn chúng ta sử lựu như đồ uống giải khát chứ không hề biết đến công dụng tuyệt vời này.

2. Một số chú ý khi sử dụng quả lựu được nghiên cứu đưa ra

Tuy rằng trong dân gian quả lựu được cho là mang lại nhiều công dụng điều trị bệnh. Nhưng bạn cần hiểu cũng như nắm rõ những công dụng thực sự, công dụng không như lời đồn và một vài công dụng đang chờ được chứng minh. Sau đây là lý giải chi tiết về những hiệu quả sử dụng của lựu.

  • Công dụng của lựu mang lại hiệu quả

Đối với bệnh nhân huyết áp cao, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng duy trì thói quen uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giảm huyết áp tâm thu xuống 5 mmHg. Và bạn không cần uống quá nhiều nước ép lựu vì con số thống kê được cho là con số tối đa nước lựu gây ra tác dụng. Tuy nhiên với huyết áp tâm trương nước lựu được cho là không hề gây bất kỳ ảnh hưởng nào.

  • Công dụng xuất hiện do đồn thổi không có kết quả thực tiễn

Có một số trường hợp mắc bệnh phổi dẫn đến khó thở được khuyên sử dụng nước ép lựu. Tuy nhiên sau khi sử dụng người bệnh không được cải thiện tình trạng.

Quả chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có nhiều người lầm tưởng với khả năng giảm nồng độ cholesterol và chất béo như một số chất chống oxy hóa trong các thực phẩm khác. Thực tế là nước ép lựu sẽ không giảm cholesterol nếu bạn không gặp phải vấn đề cholesterol tăng cao.

  • Một số công dụng còn chờ nghiên cứu để kết luận

Nghiên cứu ban đầu cho hay, uống nước ép lựu có chức năng bảo vệ động mạch cảnh. Thêm vào đó các hoạt động thể thao của cơ thể dường như được cải thiện tốt hơn. Vì thế mà có nhiều vận động viên đã sử dụng nước ép lựu để cải thiện thành tích thể thao.

Trong một vài nghiên cứu trên bệnh tim, nước ép lựu có khả năng cải thiện lưu lượng máu lên tim nhưng dường như không thể ngăn chặn chứng thu hẹp mạch máu ở tim. Do vậy không đủ thông tin và bằng chứng để kết luận uống nước ép lựu giúp cải thiện các vấn để về bệnh tim.

Sâu răng do mảng bám luôn là vấn đề gây khó chịu cho hầu hết chúng ta. Khi một số đối tượng truyền miệng về hành động súc miệng với nước chiết xuất từ lựu sẽ giảm mảng bám đã nhiều người tin và thực hiện.

Ở bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày sử dụng 1,5ml/kg nước lựu tươi được cho là sẽ có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu đáng kể.

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu phân tích về tác dụng của lựu đối với bệnh thận. Tuy nhiên các kết quả cho ra không nhất quán và luôn thay đổi sau mỗi lần thí nghiệm. Một số kết quả cho thấy uống nước ép lựu trước và trong khi lọc máu sẽ cải thiện lượng cholesterol và chất béo cho cơ thể. Nhưng cùng nghiên cứu đó khi duy trì trong 1 tháng lại không thấy được sự cải thiện rõ rệt về huyết áp hay cholesterol ở người bệnh.

Những nghiên cứu ban đầu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy họ hạn chế cảm giác bốc hỏa hay mệt mỏi vì mất ngủ khi sử dụng nước ép lựu.

Ngoài ra còn một số công dụng của nước ép lựu chưa được chứng minh như: Điều trị ung thư tuyến tiền liệt, viêm khớp dạng thấp, giảm viêm nha chu,...

Dị ứng khi ăn lựu
Lựu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe

3. Dị ứng khi ăn lựu xảy ra khi bạn sử dụng

Với những tác dụng được công bố và một số công dụng đang nghiên cứu, nguyên nào khiến chúng ta bị dị ứng lựu? Khi bạn sử dụng nước lựu có thể cho rằng nó khá an toàn vì ít ai gặp vấn đề dị ứng trong trường hợp này. Tuy nhiên một số đối tượng dị ứng khi ăn lựu sẽ có khả năng bị dị ứng với những thực phẩm có thành phần lựu kèm theo. Nếu bạn gặp các triệu chứng ngứa, sưng, chảy nước mũi hay khó thở hãy dừng việc ăn lựu và tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ sớm nhất.

Ngoài ra quả lựu có thể không gây hại nhưng rễ, thân và vỏ thì lại không hoàn toàn. Đôi khi chúng ta sử dụng các thành phần khác của cây lựu như vị thuốc tự nhiên và vô tình nạp phải chất độc vào cơ thể dẫn đến kích ứng. Tương tự với trường hợp thoa chiết xuất từ lựu lên da sẽ chỉ dị ứng khi cơ thể bạn mẫn cảm với lựu.

4. Các biện pháp giảm nguy cơ bị dị ứng khi ăn lựu

Để giảm dị ứng khi ăn lựu bạn cần chú ý một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Tuy rằng không có phát hiện nào chứng minh nhóm đối tượng này gặp nguy hiểm khi sử dụng nước ép lựu nhưng tất cả đề không thể chắc chắn. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ lựu vẫn có thể xuất hiện dị ứng hay tác dụng phụ. Do vậy hãy thận trọng dùng thử một lượng ít để quan sát hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

  • Người bị huyết áp thấp

Một số nghiên cứu có phát hiện về khả năng làm hạ đường huyết của nước ép lựu. Tuy răng trường hợp đó ít xảy ra nhưng bạn vẫn cần chú ý và đề phòng nếu không may cơ thể xuất hiện phản ứng với nước ép lựu.

  • Người có biểu hiện dị ứng với thực vật

Lựu cũng là một loại thực vật nên bạn cần chú ý hơn nếu từng dị ứng với thực vật. Những người có dị ứng với thực vật thường sẽ tăng nguy cơ bị dị ứng lựu.

  • Người vừa trải qua phẫu thuật

Tuy không được chứng minh hay khẳng định nhưng nước ép lựu không được khuyến khích với bệnh nhân phẫu thuật để ổn định huyết áp. Do vậy bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn ngừng sử dụng trước 2 tuần theo lịch phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Dị ứng khi ăn lựu
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn lựu để đề phòng dị ứng lựu

5. Ăn lựu dị ứng khi bạn sử dụng một số loại thuốc gây tương tác

Lựu có thể gây nên các tương tác từ mức thấp đến trung bình nếu bạn sử dụng cùng với một số loại thuốc. Bạn hãy chú ý nếu đang sử dụng một số nhóm thuốc sau đây để tránh bị dị ứng lựu:

Theo nghiên cứu mỗi ngày bạn nên uống từ 43 - 330ml nước ép lựu và duy trì kéo dài để đảm bảo tính an toàn cũng như hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn tránh bị dị ứng lựu. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ hãy liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan