Đặc điểm của suy dinh dưỡng protein năng lượng

Suy dinh dưỡng protein năng lượng là một dạng suy dinh dưỡng hiếm gặp. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh lý này rất nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của trẻ về lâu dài, thậm chí là khả năng học tập và lao động. Do đó, việc phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng protein năng lượng nói riêng rất quan trọng.

1. Suy dinh dưỡng protein năng lượng là gì?

Suy dinh dưỡng protein-năng lượng có tên gọi tiếng Anh là Protein-Energy Malnutrition: PEM. Đây là tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối năng lượng và protein. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, suy dinh dưỡng protein-năng lượng xảy ra do thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng khác.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ở Việt Nam mấy năm gần đây suy dinh dưỡng dạng này rất hiếm gặp, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất cũng như trí não của trẻ. Do đó, nâng cao dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em rất được cộng đồng quan tâm.

XEM THÊM: Các thể suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

Suy dinh dưỡng protein năng lượng
Suy dinh dưỡng protein năng lượng xảy ra ở mọi lứa tuổi

2. Biểu hiện suy dinh dưỡng protein năng lượng

Sụt cân là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng. Bên cạnh đó, trường hợp suy dinh dưỡng nặng sẽ có biểu hiện giảm lượng mỡ tích trữ ở mặt, bắp chân tay và khối cơ xương( cơ gian cốt và cơ vùng thái dương). Bệnh nhân suy dinh dưỡng protein sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc, da khô, có thể bị phù chân tay hoặc toàn thân.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng protein năng lượng còn biểu hiện tích tụ mỡ quá mức (ở người béo phì); tăng chuyển hóa và giảm mức protein huyết thanh ( ở bệnh nhân bị bệnh cấp tính)

3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng protein- năng lượng

Thiếu ăn và thực phẩm thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng protein - năng lượng. Theo đó, trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng do đây là đối tượng cần nhu cầu cao về dinh dưỡng và không được ăn đầy đủ.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh không được bú sớm sau sinh, không được ăn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và chế độ ăn dặm không phù hợp cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng protein năng lượng. Ngoài ra, nhiễm khuẩn hệ hệ đường ruột khiến trẻ tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng protein - năng lượng

Trẻ sơ sinh bất đồng nhóm máu ABO đã điều trị bằng chiếu đèn có bị di chứng gì không?
Trẻ không được bú mẹ sớm sau sinh tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng protein - năng lượng

4. Điều trị trẻ suy dinh dưỡng protein - năng lượng như thế nào?

Điều trị suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ là một quá trình dài và trải qua nhiều giai đoạn. Cụ thể:

  • Ở giai đoạn 1: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị các bất thường về dịch, điện giải và tình trạng nhiễm trùng (nếu có). Mối quan tâm đặc biệt là giảm kali, magie và calci cùng với mất cân bằng acid - base.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn bệnh nhân được bổ sung protein và các chất dinh dưỡng cần thiết kết hợp sử dụng cùng các vitamin và chất khoáng. Mỗi người bệnh sẽ được điều trị lượng protein, năng lượng phù hợp và được tính theo trọng lượng của người bệnh.

Người bệnh mắc suy dinh dưỡng protein năng lượng nhẹ hơn có thể điều trị kết hợp giữa 2 giai đoạn trên. Mặt khác, bệnh nhân tái dinh dưỡng nhanh do các chất kali, magnesi, phospho và glucose trong máu đi vào trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng giảm các chất này trong huyết thanh. Đồng thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi khác.

XEM THÊM: Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

5. Ngăn ngừa suy dinh dưỡng protein năng lượng

Để ngăn ngừa suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em cần phương pháp dự phòng từ khi trước và trong khi bà mẹ mang thai đến khi thai nhi chào đời và tăng trưởng đến độ tuổi mầm non. Cụ thể:

5.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ bầu

Dinh dưỡng của mẹ bầu trước và trong quá trình mang thai sẽ quyết định đến tình trạng phát triển bình thường hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Do đó, các bà mẹ nên có một số lưu ý sau:

XEM THÊM: Ngoài vitamin, trước khi mang thai cần bổ sung chất dinh dưỡng nào khác?

Dinh dưỡng mẹ bầu chế độ ăn
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học

5.2. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nửa tiếng sau khi chào đời, trẻ cần được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Đây là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng và có lợi cho sự phát triển của các bé. Trong suốt 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi sữa mẹ có các thành phần dinh dưỡng và giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa. Đồng thời, tăng khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật ở trẻ sơ sinh.

5.3. Ăn bổ sung

Ba mẹ có thể cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi. Đây là thời điểm cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Lúc này, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc để trẻ dần thích nghi và làm quen. Thực đơn đa dạng giúp kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Tổ chức WHO/UNICEF khuyến khích trẻ 6-23 tháng tuổi nên ăn từ 4 nhóm thực phẩm trở lên trong 7 nhóm thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc, khoai củ
  • Đậu đỗ, hạt có dầu
  • Sữa và chế phẩm
  • Thịt, cá, hải sản và chế phẩm
  • Trứng
  • Rau quả giàu vitamin A
  • Các loại rau quả khác
Trẻ 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để con ăn dặm
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể được đa dạng đồ ăn

5.4. Bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ

Theo các chuyên gia, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi cần 2 lần/năm bổ sung vitamin A. Các mẹ sau sinh sẽ được chỉ định uống 1 liều vitamin A 200.000 IU trong vòng một tháng sau đẻ.

5.5. Thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh

Hệ miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Các bệnh về hệ tiêu hóa, hô hấp rất dễ xâm nhập và gây bệnh ở trẻ. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu ba mẹ chăm sóc trẻ nhiễm bệnh thật tốt bằng các biện pháp:

  • Cho trẻ bú nhiều hơn trong thời gian bị bệnh
  • Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm, hãy tiếp tục cho trẻ ăn dặm
  • Có thể cho các bé uống một ít nước
  • Luôn vỗ về, nói chuyện để động viên trẻ
  • Bổ sung vitamin A cho trường hợp các bé bị sởi.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ

Suy dinh dưỡng protein năng lượng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo đó, để phòng ngừa, ngay từ khi mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khi trẻ chào đời nếu có dấu hiệu suy dinh dưỡng protein năng lượng cha mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan