Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu.

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và hiệu quả làm việc.

1. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là một dạng bệnh thiếu máu khi cơ thể không có đủ lượng sắt cung cấp hồng cầu cần thiết.

Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, vận chuyển electron, tổng hợp DNA... và có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức của cơ thể.

Người bị thiếu máu thiếu sắt sẽ có biểu hiện như:

  • Người xanh xao, nhợt nhạt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Lưỡi nhợt hoặc nhẵn, mòn gai lưỡi
  • Móng tay, móng chân khô
  • Tóc khô, dễ gãy
  • Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, người quay cuồng nhất là khi thay đổi tư thế
  • Giảm năng suất lao động thể lực và trí lực.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
Tóc khô, dễ gãy là một trong những biểu hiện của người thiếu máu do thiếu sắt

2. Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt

2.1. Nguyên tắc điều trị

  • Thiếu sắt ở giai đoạn đầu khi cơ thể chưa bị thiếu máu có thể bổ sung sắt bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt.
  • Bổ sung các chế phẩm sắt thông qua việc uống sắt dạng viên nén hay dung dịch lỏng như: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;
  • Khi uống sắt nên dùng thêm nước cam, nước chanh hoặc các loại vitamin C khác vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
  • Sắt nên được uống vào lúc đói hoặc uống trong bữa ăn với những người bị đau dạ dày
  • Người uống sắt có thể đi ngoài ra phân có màu đen hoặc bị táo bón.
  • Uống các chế phẩm bổ sung sắt liên tục và kéo dài. Ngay cả khi lượng sắt đã ổn định vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo.
  • Bổ sung sắt bằng cách truyền tĩnh mạch đối với các trường hợp cơ thể không hấp thu được sắt qua đường uống hoặc bị thiếu máu thiếu sắt nặng, thiếu máu khi bị bệnh mãn tính hoặc viêm nhiễm.

+Iron sucrose; Iron dextran;

+Cách tính liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:

Tổng liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (G/L) – Hb thực (G/L)) x 0,24 + 500 mg

+ P: trọng lượng cơ thể (kg);

+ Hb: nồng độ huyết sắc tố (G/L).

  • Các trường hợp thiếu máu cực nặng, cần bù thêm máu sẽ áp dụng phương pháp truyền máu trực tiếp.

2.2. Phối hợp điều trị nguyên nhân

Để điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt cần tìm được nguyên nhân gây bệnh để có phương án kết hợp điều trị, tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt tái phát.

Có 3 nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt gồm:

  • Thiếu máu thiếu sắt do tăng nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt...
  • Thiếu máu thiếu sắt do cung cấp thiếu: chế độ ăn uống không hợp lý, không ăn đầy đủ các loại thực phẩm, người kiêng, người kén ăn, người già...
  • Thiếu máu thiếu sắt do hấp thụ sắt kém: người mắc các bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, người sử dụng nhiều thức ăn làm giảm khả năng hấp thụ sắt như chè, cà phê...

3. Cách phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
Ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt như: các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, lòng đỏ trứng, các loại thịt màu đỏ
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các thực phẩm hàng ngày để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt như: các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, lòng đỏ trứng, các loại thịt màu đỏ, các loại rau màu xanh đậm... Uống nhiều nước cam, nước chanh để tăng khả năng hấp thụ sắt.
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống làm giảm khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sau khi ăn
  • Phụ nữ có thai nên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ
  • Nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ chứa nhiều sắt dễ hấp thu. Trường hợp nuôi con bằng sữa bột cần chọn loại có chứa đủ sắt hoặc bổ sung thêm sắt cho trẻ.

Bạn không nên tự ý bổ sung sắt cho bé khi chưa biết chắc chắn cơ thể bé có thiếu hay không, tránh ảnh hưởng đến thận. Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế khám dinh dưỡng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bé từ 4 tuổi nên được khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm/ lần để theo dõi sức khỏe, sự phát triển của bé tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

234.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan